Chương 7 giúp người học hiểu về "Thi công cọc và cừ". Nội dung trình bày cụ thể gồm có: Các loại cọc và cừ, cọc dùng gia cố nền đất, các loại cọc của móng cọc, một số loại ván cừ, thiết bị thi công cọc và cừ,. | CHƯƠNG VII: THI CÔNG CỌC VÀ CỪ A. CÁC LOẠI CỌC VÀ CỪ I. Cọc dùng gia cố nền đất 1. Cọc tre: Được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước ( cọc tre có thể làm việc tốt trong khoảng 50 – 60 năm hay lâu hơn, nếu trong môi trường ẩm ướt và ngược lại sẽ nhanh chóng mục nát, nếu trong môi trường đất khô ướt thất thường). © 2017 BY Đặng Xuân Trường 198 Đặc điểm và yêu cầu của cọc tre Tre làm cọc phải là tre già (trên 2 năm tuổi) Tre phải thẳng và tươi (không cong vênh quá 1cm / 1m chiều dài) Tre làm cọc nên dùng tre đặc, nếu sử dụng tre rỗng thì độ dày tối thiểu của ống tre từ 10 – 15mm (khoảng trống trong ruột tre càng nhỏ càng tốt). Chiều dài mỗi cọc tre từ 2 – 3m và có đường kính từ 60mm trở lên Đầu trên của cọc tre cưa vuông góc với trục cọc và cách mắt tre 50mm, đầu dưới được vót nhọn trong phạm vi 200mm và cách mắt 200mm. © 2017 BY Đặng Xuân Trường 199 © 2017 BY Đặng Xuân Trường 200 2. Cọc gỗ: Phạm vi áp dụng Được sử dụng chủ yếu trong gia cố nền móng những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn lắm hoặc trong các công trình phụ tạm Được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước. © 2017 BY Đặng Xuân Trường 201 Đặc điểm, yêu cầu của cọc gỗ Gỗ làm cọc phải là gỗ tốt, còn tươi, nhóm gỗ càng cao càng tốt Cây gỗ làm cọc phải thẳng, độ cong cho phép là dưới 1% chiều dài và không quá 12mm Đường kính cọc từ 18 – 30cm, độ chênh không quá 10mm/1m, chiều dài cọc phụ thuộc vào thiết kế (khoảng từ 4 – 12m) Khi chế tạo cọc cần làm dài hơn thiết kế 0,5m để đề phòng trong quá trình đóng, đầu cọc bị dập nát và phải cắt bỏ sau khi đóng xong © 2017 BY Đặng Xuân .