Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Một số qui ước về bầu trời, các hệ tọa độ, hệ tọa độ chân trời, qui ước về bầu trời,. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. chi tiết nội dung tài liệu. | MỘT SỐ QUI ƯỚC VỀ BẦU TRỜI Diễn giả: ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN VIETNAM ASTRONOMY AND COSMOLOGY ASSOCIATION TẠI SAO CẦN QUI ƯỚC? Khi nhìn từ Trái Đất, mọi đối tượng thiên văn (Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, các sao, ) dường như nằm trên cùng một mặt cầu khép kín, giống như bề mặt của Trái Đất. Các qui ước về bầu trời cho phép chúng ta định vị và mô tả được vị trí cũng như chuyển động biểu kiến của các thiên thể. THIÊN CẦU Thiên cầu (celestial sphere) là mặt cầu tưởng tượng bao quanh Trái Đất, là mặt cầu có chứa hình chiếu của tất cả các đối tượng thiên văn (các thiên thể) theo hướng từ thiên thể tới tâm Trái Đất. Thiên cầu không xác định bán kính, không phải một thực thể mà chỉ là một qui ước hình học. MỘT SỐ KHÁI NIỆM • Thiên cực (celestial pole): điểm trên thiên cầu mà tại đó thiên cầu giao với đường nối dài của trục quay Trái Đất. • Xích đạo trời (celestial equator): giao tuyến của thiên cầu với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất (xích đạo trời song song với xích đạo Trái Đất). • Hoàng đạo (ecliptic): Đường đi biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu, nghiêng so với xích đạo trời ~23,5˚. • Xích đạo trời và hoàng đạo cắt nhau tại hai điểm xuân phân và thu phân. Khi Mặt Trời đi qua một trong hai điểm này (biểu kiến), đó là thời điểm xuân phân hoặc thu phân. MỘT SỐ KHÁI NIỆM • • • Thiên đỉnh (Zenith): Điểm thẳng trên đỉnh đầu người quan sát, hay điểm tạo thành do thiên cầu giao với đường nối từ tâm Trái Đất tới người quan sát. Thiên để (Nadir): Điểm nằm phía đối diện với thiên đỉnh. Người quan sát không thể nhìn thấy thiên để của mình. Lưu ý: khác với thiên cực, hoàng đạo, , thiên đỉnh và thiên để không cố định mà phụ thuộc vào vị trí của người quan .