Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Đề thi HK 1 môn Vật lý lớp 8 dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. | Họ và tên: Lớp: 8 Giáo viên chấm Điểm KIỂM TRA HỌC KỲ I – ĐỀ A MÔN: VẬT LÝ 8 (Thời gian: 45 phút) Nhận xét A. Trắc nghiệm: (4đ) I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 10 m/s trong thời gian 0,5 giờ. Đoạn đường ô tô đi được: a. 5 km. b. 18 km. c. 900 m. d. Cả a, b, c đều sai. Câu 2: Trọng lực có: a. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên. b. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống. c. Phương nằm ngang, chiều chuyển động. d. Phương xiên, chiều chuyển động. Câu 3: Điều kiện để có công cơ học: a. Có lực tác dụng vào vật. b. Vật chuyển dời. c. Có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời theo phương của lực. d. Cả a, b, c đều sai. Câu 4: Cách làm giảm được lực ma sát : a. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. b. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. c. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. d. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. II. Đánh dấu X vào ô tương ứng: Đúng Sai Câu 5: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật. Câu 6: Hai lực cân bằng là hai lực có cường độ bằng nhau, cùng phương, cùng chiều. Câu 7: 76 cm Hg =103360 N/m2 ( dHg=136000 N/m3) Câu 8: Tàu hoả đang rời khỏi nhà ga, tàu hoả chuyển động so với nhà ga. B. Tự luận: (6đ) Câu 1: (1đ) Viết công thức tính công. Tên gọi, đơn vị các đại lượng . Câu 2: (1đ) Nêu điều kiện vật chìm, vật nổi, vật lơ lửng trong chất lỏng. Câu 3: (2đ) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 0,4 km với vận tốc 2 m/s. Ở quãng đường sau dài 300 m đi hết 300s. Tính: a. Thời gian đi hết quãng đường đầu b. Vận tốc chuyển động đều trên quãng đường sau. c. Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường. Câu 4: (2đ) Một khối nhôm có thể tích 2 dm3 được nhúng chìm trong một thùng cao 1,5 m chứa đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3,trọng lượng riêng của nhôm là 27000 N/m3 , bỏ qua sự thay đổi mức nước. Tính: a. Trọng lượng của khối nhôm. b. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng. c. Lực đẩy Ac-si-mét của nước lên khối nhôm. d. Nếu