Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, giới thiệu đến các bạn Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2011 để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi! | PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3 điểm): Cho hai câu thơ sau: Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó? b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó? c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó? Câu 2 (7điểm): Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết: “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru ” (Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa) Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về vai trò của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người./. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIẺM ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Câu1(3điểm): a) Từ bị chép sai là từ đêm.(0,25đ) - Sửa lại: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.(0,25đ) b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.(0,5đ) - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Bài thơ được làm ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1947 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) (0,5đ). c) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: - So sánh: cảnh khuya như vẽ (0,25đ) - Điệp vòng tròn: chưa ngủ được đặt ở cuối câu trước và đầu câu sau (0,25đ). - Tác dụng: + Vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn mài của núi rừng Việt Bắc khi màn đêm buông xuống. Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ: say mê trước vẻ đẹp nên thơ của đêm trăng (0,5đ). + Điệp ngữ chưa ngủ ở cuối câu trước và đầu câu sau như một bản lề mở ra 2 cung bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo nước nhà. Hai tâm trạng đó thống nhất trong con người Bác, thể hiện sự hoà hợp giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ (0,5đ). Câu 2 (7điểm): - Viết được một bài văn .