Hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Bài báo này đánh giá ảnh hưởng của việc quản lý rừng cộng đồng thông qua việc giao rừng cộng đồng ở 4 thôn vùng cao gồm Nà Mực và Khuổi Liềng xã Văn Minh, Tô Đoóc và Bản Sảng xã Lạng San thuộc huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn đến việc quản lý rừng bền vững thuộc chương trình dự án CARD. Kết quả cho thấy tiến trình thực hiện giao rừng cộng đồng có sự tham gia của cộng đồng lần đầu tiên ở vùng miền núi phía Bắc được thực hiện với những kết quả tích cực. | Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 27 - 34 HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Trần Văn Điền*, Trần Thị Thu Hà Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Việc quản lý rừng cộng đồng ở những cộng đồng vùng cao được xem là một giải pháp hữu ích nhằm quản lý rừng bền vững. Bài báo này đánh giá ảnh hưởng của việc quản lý rừng cộng đồng thông qua việc giao rừng cộng đồng ở 4 thôn vùng cao gồm Nà Mực và Khuổi Liềng xã Văn Minh, Tô Đoóc và Bản Sảng xã Lạng San thuộc huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn đến việc quản lý rừng bền vững thuộc chương trình dự án CARD. Kết quả cho thấy tiến trình thực hiện giao rừng cộng đồng có sự tham gia của cộng đồng lần đầu tiên ở vùng miền núi phía Bắc được thực hiện với những kết quả tích cực. Đất rừng sau khi được giao cho cộng đồng, cộng đồng từng thôn bản lên kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, thực hiện kế hoạch đã được xây dựng. Việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã có tác động tích cực đến cộng đồng trên các khía cạnh cải thiện sinh kế thông qua các hình thức quỹ phát triển rừng và mô hình nông lâm kết hợp, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng rừng: giảm các vi phạm về khai thác lâm sản trái phép; rừng cộng đồng đã được bảo vệ tốt và chất lượng rừng tăng lên. Về mặt xã hội, việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã tạo ra sự bình đẳng và đoàn kết hơn giữa các thành viên trong thôn bản. Từ khóa: Giao đất rừng, cộng đồng, Quản lý rừng, Na Rì. ĐẶT VẤN ĐỀ* Những cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng ở các nơi xa xôi của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam thuộc nhóm người nghèo nhất của cả nước, rất hạn chế trong việc tiếp cận tới đất nông nghiệp, dịch vụ y tế , thị trường và cơ sở hạ tầng. Các xã Văn Minh, Lạng San của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 63-68% [1]. Đất lâm nghiệp chiếm khoảng trên 84% và 90% tổng diện tích tự nhiên và có một tầm quan trọng trong đời sống của người dân địa phương bao gồm thu lượm củi đun, thu hái lâm sản và cây thuốc. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.