Trong mấy năm gần đây trên địa bàn huyện Phú Lương, Thái Nguyên, ở rừng trồng Keo đã xuất hiện loài Bọ lá xanh tím ăn lá Keo với mức độ đáng kể. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng là rất cần thiết cho việc phòng trừ hiệu quả. Kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn ở rừng trồng kết hợp với nuôi sâu trong phòng cho thấy: Sâu trưởng thành cái thân dài 6- 7mm, rộng 4- 4,2mm, con đực nhỏ và thon hơn con cái, toàn thân màu xanh đen ánh tím. Miệng gặm nhai. Râu đầu hình sợi chỉ dài 3,5mm. Thời gian sống của sâu trưởng thành từ 45- 75 ngày. | Đàm Văn Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 113 - 119 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC, SINH THÁI CỦA BỌ LÁ XANH TÍM (AMBROSTOMA SP) THUỘC BỘ CÁNH CỨNG (COLEOPTERA) ĂN LÁ KEO (ACACIA) TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Đàm Văn Vinh*, Đặng Kim Tuyến Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong mấy năm gần đây trên địa bàn huyện Phú Lương, Thái Nguyên, ở rừng trồng Keo đã xuất hiện loài Bọ lá xanh tím ăn lá Keo với mức độ đáng kể. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng là rất cần thiết cho việc phòng trừ hiệu quả. Kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn ở rừng trồng kết hợp với nuôi sâu trong phòng cho thấy: Sâu trưởng thành cái thân dài 6- 7mm, rộng 4- 4,2mm, con đực nhỏ và thon hơn con cái, toàn thân màu xanh đen ánh tím. Miệng gặm nhai. Râu đầu hình sợi chỉ dài 3,5mm. Thời gian sống của sâu trưởng thành từ 45- 75 ngày. Trứng có dạng hình thoi một đầu nhọn, dài 2 mm, rộng 0,5mm, màu trắng sữa. Thời gian phát triển của trứng từ 50- 60 ngày. Sâu non thành thục dài từ 7 - 8mm rộng 3mm toàn thân màu trắng nhạt, miệng gặm nhai, 3 đôi chân ngực phát triển. Thời gian phát triển của sâu non từ 75- 90 ngày. Nhộng trần, màu trắng sữa, nằm trong đường đục của sâu non tại ngọn Keo non, thời gian phát triển từ 145- 164 ngày. Loài Bọ lá xanh tím (Ambrostoma sp) ăn lá Keo 1 năm có 1 vòng đời. Các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, ẩm độ, mưa, gió trực tiếp tác động đến từng giai đoạn của sâu, tỷ lệ chết của cả vòng đời là 50,32%. Nhân tố thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể sâu hại. Tỷ lệ hại trung bình, nặng nhất là Keo tai tượng (48,12%) ở mức hại vừa, sau đó là Keo lá tràm 18,19% ở mức hại nhẹ và thấp nhất là Keo lai 9,44% ở mức hại nhẹ. Nhân tố thiên địch: Một số loài thiên địch chủ yếu: Kiến vống, Kiến đen cong đuôi, các loài kiến lá ăn trứng, sâu non và nhộng, một số loài ong ký sinh trứng. Từ khóa: Keo, Bọ lá xanh tím, đặc tính, điều tra ĐẶT VẤN ĐỀ* Keo là cây đa tác dụng, gỗ Keo được dùng phổ biến để làm nguyên liệu .