Ngựa Bạch là đối tượng vật nuôi có giá trị kinh tế cao và cũng là nguồn dược liệu quý dùng để chữa trị một số chứng bệnh nan y ở người. Đề tài tiến hành nghiên cứu đa hình kiểu gene Endothelin-B Receptor (EDNRB) quy định màu lông trắng của ngựa giúp phân biệt ngựa bạch với ngựa bạch tạng, trong đó ngựa bạch tạng mang đột biến thay thế hai nucleotit TC353-354AG (gây ra Hội chứng chết ở ngựa con màu trắng – Overo Lethal White Foal). Tiến hành lấy mẫu máu và tách DNA 50 cá thể ngựa trắng chia làm hai nhóm, nhóm 1 gồm 42 cá thể ngựa bạch và nhóm 2 gồm 8 cá thể ngựa trắng nghi ngờ bị bạch tạng. | Nguyễn Văn Nơi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 165 - 171 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, ĐA HÌNH KIỂU GENE ENDOTHELIN – B RECEPTOR (EDNRB) QUY ĐỊNH MÀU LÔNG TRẮNG CỦA NGỰA Ở KHU VỰC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Nguyễn Văn Nơi1*, Trần Xuân Hoàn2, Trần Văn Phùng1 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2 Viện Chăn nuôi Việt Nam TÓM TẮT Ngựa Bạch là đối tượng vật nuôi có giá trị kinh tế cao và cũng là nguồn dược liệu quý dùng để chữa trị một số chứng bệnh nan y ở người. Đề tài tiến hành nghiên cứu đa hình kiểu gene Endothelin-B Receptor (EDNRB) quy định màu lông trắng của ngựa giúp phân biệt ngựa bạch với ngựa bạch tạng, trong đó ngựa bạch tạng mang đột biến thay thế hai nucleotit TC353-354AG (gây ra Hội chứng chết ở ngựa con màu trắng – Overo Lethal White Foal). Tiến hành lấy mẫu máu và tách DNA 50 cá thể ngựa trắng chia làm hai nhóm, nhóm 1 gồm 42 cá thể ngựa bạch và nhóm 2 gồm 8 cá thể ngựa trắng nghi ngờ bị bạch tạng. Phân tích kiểu gene EDNRB bằng phương pháp PCR-RFLP sử dụng cặp mồi ps2/hex1 và cắt bởi enzyme giới hạn BfaI (Yang và cs, 1998)[8] kết quả thu được 100% ngựa mang gene đồng hợp tử ENEN. Qua các kết quả thu được cho thấy, 50 cá thể ngựa đều có kiểu gene EDNRB quy định màu lông trắng bình thường không mang đột biến và 8 cá thể ngựa thuộc nhóm 2 không phải ngựa bạch tạng. Từ khóa: Ngựa bạch, Đa hình gene, EDNRB gene, kiểu gene, màu lông của ngựa ở khu vực Đông Bắc Việt Nam MỞ ĐẦU* Hiện nay nước ta có rất nhiều loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, một trong số đó là loài ngựa bạch. Ngựa bạch là loại ngựa hiện có số lượng rất ít, hiện nay được nuôi rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lai Châu, Ngựa Bạch là đối tượng vật nuôi có giá trị kinh tế cao và cũng là nguồn dược liệu quý dùng để chữa trị một số chứng bệnh nan y ở người. Các gene kiểm soát màu lông ngựa đã được nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên gần đây các alen hay marker chức năng mới được phát hiện ở mức phân tử DNA.