Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh với tổng số 60 lợn rừng lai thương phẩm được chia làm 3 lô đảm bảo đồng đều về giống, tuổi, khối lượng và tình trạng sức khoẻ và nhắc lại một lần. Lợn được nuôi bán hoang dã và bổ sung 2-3 bữa thức ăn/ ngày tùy giai đoạn tuổi. | Bùi Thị Thơm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 179 - 186 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PROTEIN THÔ TRONG KHẨU PHẦN ĂN CHO LỢN RỪNG LAI NUÔI THỊT TẠI THÁI NGUYÊN Bùi Thị Thơm*, Trần Văn Phùng, Hà Quang Hoàn Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh với tổng số 60 lợn rừng lai thương phẩm được chia làm 3 lô đảm bảo đồng đều về giống, tuổi, khối lượng và tình trạng sức khoẻ và nhắc lại một lần. Lợn được nuôi bán hoang dã và bổ sung 2-3 bữa thức ăn/ ngày tùy giai đoạn tuổi. Khẩu phần thí nghiệm được thiết kế như sau: Mức protein thô là 17-15%; 16-14% và 15-13% lần lượt lô thí nghiệm 1, 2, 3; Các thí nghiệm đồng đều mức năng lượng trao đổi là 3000 kcal ME và axit amin được tính toán theo đề xuất của ARC 1981, [2], [3], [7]. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi giảm mức protein thô trong khẩu phần từ 17 -15% (lô TN 1) xuống 16 – 14% (lô TN 2) và 1513% (lô TN3) trong điều kiện chăn nuôi lợn rừng lai thương phẩm theo phương thức nuôi bán hang dã thì khả năng sinh trưởng của lợn giảm đi (1,53%) nhưng không có ý nghĩa thống kê với P>0,05 mà không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt. Khi giảm protein trong khẩu phần 16-14% tiêu tốn thức ăn tinh giảm đi từ 3,55 và 7,43% ở lô TN3 (15-13%) tương ứng giảm 2,80% chi phí thức ăn. Từ khoá: Protein, lợn rừng lai, sinh trưởng lợn rừng lai, axit amin, lợn thịt ĐẶT VẤN ĐỀ* Chăn nuôi lợn có ý nghĩa rất quan trọng ở Việt Nam, sản phẩm thịt lợn phù hợp với khẩu vị của con người. Hiện nay, hầu hết các giống lợn được người dân chọn lọc và nuôi dưỡng phù hợp điều kiện địa phương, đặc biệt nuôi lợn rừng và con lai đang được người dân rất ưa thích, nhu cầu sản phẩm ngày một tăng cao. Nhưng việc nuôi dưỡng có hiệu quả đang gặp nhiều khó khăn, do lợn rừng có tính hoang dã, thuần hóa khó khăn hơn giống lợn ngoại đòi hỏi diện tích đất rộng, do vậy chỉ điều kiện miền núi là thuận lợi vừa tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, phù hợp tập tính hoang dã của chúng. Việc nuôi