Điển cố là một câu chuyện về việc cũ người xưa được rút gọn lại hoặc có thể chỉ là một vài chữ được rút ra từ tác phẩm cổ. Trong Thư Trì thi tập, Vũ Phạm Hàm đã sử dụng một số điển cố nhằm giúp câu thơ ngắn gọn, súc tích, thanh nhã, sinh động. Các điển cố ông sử dụng chủ yếu được rút ra từ truyền thuyết, thơ văn cổ Trung Hoa. | Ngô Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 15 - 19 ĐIỂN CỐ TRONG THƯ TRÌ THI TẬP CỦA VŨ PHẠM HÀM Ngô Thị Thu Trang Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Điển cố là một câu chuyện về việc cũ người xưa được rút gọn lại hoặc có thể chỉ là một vài chữ được rút ra từ tác phẩm cổ. Trong Thư Trì thi tập, Vũ Phạm Hàm đã sử dụng một số điển cố nhằm giúp câu thơ ngắn gọn, súc tích, thanh nhã, sinh động. Các điển cố ông sử dụng chủ yếu được rút ra từ truyền thuyết, thơ văn cổ Trung Hoa. Ông không dùng nhiều điển cố và những điển cố trong thơ ông thường dễ hiểu. Đó có thể là một vài từ ngữ nhằm gợi đến bài học về phẩm chất đạo đức của con người, có thể là mượn tên một nhân vật nào đó trong sách xưa hoặc một số từ được lấy từ Kinh Thi Với cách dùng điển khéo léo, tinh tế, Vũ Phạm Hàm đã làm tăng thêm sức biểu cảm và sự sâu sắc cho câu thơ đồng thời thể hiện được vốn kiến thức uyên bác của ông. Từ khoá: điển cố, Thư Trì thi tập, Vũ Phạm Hàm, ngắn gọn, uyên bác Điển cố là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong các tác phẩm thơ văn trung đại nhằm giúp cho câu thơ, câu văn cô đọng, hàm súc, ý nhị và sâu sắc. Theo Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu thì “Điển 典 (nghĩa đen là việc cũ) là một chữ hoặc một câu có ám chỉ đến một việc cũ, một sự tích xưa khiến cho người đọc sách phải nhớ đến việc ấy, sự tích ấy mới hiểu được ý nghĩa và cái lý thú của câu văn. Dùng điển chữ Nho gọi là dụng điển 用 典 hoặc sử sự 使 事 (nghĩa đen là khiến việc) ý nói sai khiến việc đời xưa cho nó có thể ứng dụng vào bài văn của mình” [1, 170]. Nguyễn Ngọc San trong Từ điển điển cố văn học trong nhà trường thì cho rằng “ Điển cố là viết gọn chuyện cũ lời xưa thành đôi ba chữ để đưa vào văn chương, làm cho câu văn hàm súc, ngắn gọn, lời ít ý nhiều” [3, 3]. Điển cố xuất hiện ở hầu hết các thể loại trong văn học cổ như thơ ca, từ phú, biền văn, tản văn và được coi là “một dạng thức độc đáo để biểu hiện tư tưởng, tình cảm cũng như để xây dựng hình .