Áp dụng mô hình “nghiên cứu bài học” trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tập sự ở trường phổ thông

Những năm tháng mới vào nghề của giáo viên tập sự (GVTS) luôn có những ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi giáo viên (GV). Đây là giai đoạn giáo viên bắt đầu tiếp xúc với thực tiễn giáo dục phổ thông vốn rất phong phú, phức hợp và sinh động rất nhiều so với những gì gọi là lý thuyết, khuôn mẫu, chuẩn mực chung mà họ được đào tạo ở trường Cao đẳng, Đại học. | Nguyễn Mậu Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 33 - 39 ÁP DỤNG MÔ HÌNH “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TẬP SỰ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Mậu Đức1*, Đào Việt Hùng2, Vũ Thị Thu Lê2 1 2 Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Những năm tháng mới vào nghề của giáo viên tập sự (GVTS) luôn có những ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi giáo viên (GV). Đây là giai đoạn giáo viên bắt đầu tiếp xúc với thực tiễn giáo dục phổ thông vốn rất phong phú, phức hợp và sinh động rất nhiều so với những gì gọi là lý thuyết, khuôn mẫu, chuẩn mực chung mà họ được đào tạo ở trường Cao đẳng, Đại học. Đây cũng là giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ về xúc cảm nghề nghiệp, động cơ phấn đấu, đặc biệt là hoạt động rèn luyện về nghiệp vụ chuyên môn để phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm giúp họ tự khẳng định mình trước học sinh (HS), đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Việc áp dụng mô hình Nghiên cứu bài học (NCBH) cho GVTS ở các trường phổ thông một cách thường xuyên như một biện pháp quan trọng để nâng cao nghiệp vụ sư phạm (NVSP), đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên. Từ khóa: Nghiệp vụ sư phạm, giáo viên tập sự, nghiên cứu bài học, giáo viên, bồi dưỡng. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NVSP CHO GIÁO VIÊN TẬP SỰ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG* Đối với GVTS, với tay nghề non nớt của những năm đầu chập chững bước vào nghề, họ gặp nhiều khó khăn và rất cần được sự giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ từ các tổ chức và cá nhân, nhất là cấp lãnh đạo trực tiếp và đồng nghiệp; Theo kết quả một số cuộc khảo sát, điều tra gần đây cho thấy: có 99,7% GVTS của 17 trường PTTH thuộc 8 tỉnh phía bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên) và có 100% GVTS có trình độ Đại học hiện công tác tại một số trường phổ thông và PTTH thuộc 7 tỉnh thành được khảo sát (Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.