Độ mặn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả ương nuôi của nhiều loài cá nói chung và cá khoang cổ cam nói riêng. Trong nghiên cứu này, 8 mức độ mặn (5, 10, 15, 20, 25, 30, 35 và 40‰) được thử nghiệm nhằm tìm ra độ mặn thích hợp cho nuôi cá khoang cổ cam giai đoạn trưởng thành. | Trần Văn Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 19 - 24 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ KHOANG CỔ CAM AMPHIPRION PERCULA (Lacepede, 1801) TRƯỞNG THÀNH Trần Văn Dũng Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Độ mặn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả ương nuôi của nhiều loài cá nói chung và cá khoang cổ cam nói riêng. Trong nghiên cứu này, 8 mức độ mặn (5, 10, 15, 20, 25, 30, 35 và 40‰) được thử nghiệm nhằm tìm ra độ mặn thích hợp cho nuôi cá khoang cổ cam giai đoạn trưởng thành. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá được nuôi ở độ mặn 35 và 30‰ đạt tốc độ sinh trưởng đặc trưng cao nhất (1,37 và 1,36%/ngày), 40, 25 và 20‰ (1,10; 1,07 và 0,93%/ngày), thấp nhất là ở độ mặn 15 và 10‰ (0,67 và 0,35%/ngày) (P 0,05). Tiếp theo là cá được nuôi ở độ mặn 15‰ (88,15 ± 2,59%) và thấp nhất ở độ mặn 15‰ (71,48 ± 2,59%; P < 0,05). Đáng chú ý, ở độ mặn 5‰, cá chết hoàn toàn sau 5 – 7 ngày thí nghiệm (Hình 1). . Hình 3: Ảnh hưởng của độ mặn lên chiều dài cuối của cá khoang cổ cam Các ký tự chữ cái khác nhau trên cột thể hiện sự khác biệt thống kê (P < 0,05) 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Tương tự, độ mặn cũng ảnh hưởng đến chiều dài cuối của cá. Trong đó, cá được nuôi ở độ mặn 35 và 30‰ đạt chiều dài lớn nhất (38,07 ± 1,08 và 37,96 ± 2,04 mm), tiếp theo là các nghiệm thức 40, 25 và 20‰ (35,05 ± 2,03; 34,84 ± 1,09 và 33,41 ± 2,05 mm), thấp nhất là ở nghiệm thức 15 và 10‰ (30,88 ± 2,26 và 28,07 ± 2,52 mm); (P < 0,05) (Hình 3). Thảo luận chung Độ mặn là một trong những yếu tố sinh thái có ảnh hưởng lớn đến khả năng phân bố, tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của nhiều loài cá biển trong đó có cá khoang cổ (Hoff, 1996; Wilkerson, 2001). Mỗi loài có khả năng thích nghi với một khoảng độ mặn nhất định tuỳ thuộc vào môi trường sống và từng giai đoạn phát triển cá thể (Holliday, 1969). Sống trong môi trường có độ mặn