Chế biến tinh bột ướt quy mô nhỏ tại một số địa phương miền Bắc Việt Nam: một số phát hiện và đề xuất giải pháp

Trong mối quan hệ đó, làng nghề có vai trò quan trọng thúc đẩy mở rộng và chuyển dịch chế biến quy mô nhỏ về các vùng nông thôn miền núi. Triển vọng và cơ hội để phát triển các hoạt động chế biến tinh bột ướt quy mô nhỏ ở các địa phương miền núi phía Bắc Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, việc chuyển dịch dần các cơ sở chế biến tinh bột sắn và dong riềng từ làng nghề tới các vùng nông thôn miền núi là một quá trình lâu dài. Khả năng phát triển chế biến tinh bột dong riềng ướt để làm miến dong tại khu vực nông thôn miền núi có triển vọng và phát triển hơn nhiều so với sắn. | Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 69 - 75 CHẾ BIẾN TINH BỘT ƯỚT QUY MÔ NHỎ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG MIỀN BẮC VIỆT NAM: MỘT SỐ PHÁT HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Dương Văn Sơn Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tuy có sự suy giảm về số lượng cơ sở sản xuất chế biến tinh bột ướt và các sản phẩm sau tinh bột ướt tại khu vực làng nghề của huyện Hoài Đức (Hà Nội), nhưng với lợi thế về kỹ thuật công nghệ, dịch vụ hỗ trợ và nhân công, nên sản phẩm của làng nghề có sức cạnh tranh cao không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Những hạn chế về không gian để mở rộng mặt bằng sản xuất, dân số quá đông, chật hẹp, ô nhiễm môi trường và sự cạnh tranh nguyên liệu với các địa phương miền núi đang là những tồn tại và thách thức mà làng nghề đang phải đối mặt. Có mối liên hệ giữa làng nghề với chế biến tinh bột ở các địa phương miền núi thông qua việc cung cấp máy móc thiết bị chế biến, tiếp cận thị trường, đầu tư, chuyển giao kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm chế biến sắn và dong riềng. Trong mối quan hệ đó, làng nghề có vai trò quan trọng thúc đẩy mở rộng và chuyển dịch chế biến quy mô nhỏ về các vùng nông thôn miền núi. Triển vọng và cơ hội để phát triển các hoạt động chế biến tinh bột ướt quy mô nhỏ ở các địa phương miền núi phía Bắc Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, việc chuyển dịch dần các cơ sở chế biến tinh bột sắn và dong riềng từ làng nghề tới các vùng nông thôn miền núi là một quá trình lâu dài. Khả năng phát triển chế biến tinh bột dong riềng ướt để làm miến dong tại khu vực nông thôn miền núi có triển vọng và phát triển hơn nhiều so với sắn. Vì vậy cần có chính sách phù hợp để duy trì và phát triển hài hòa 2 loại cây trồng này, đáp ứng nhu cầu chế biến tinh bột và sản phẩm sau tinh bột của các địa phương. Từ khóa: Doanh nghiệp chế biến nhỏ, tinh bột sắn ướt, tinh bột dong riềng ướt MỞ ĐẦU * Ở miền Bắc Việt Nam, tinh bột (sắn và dong riềng) ướt được chế biến ở quy mô nhỏ, với công suất chế biến khoảng 2-20 tấn củ tươi/ngày, được .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.