Kết quả can thiệp sớm các rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên

Mục tiêu của bài viết là đánh giá kết quả can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh Trường Tiểu học (TH) Hoàng Văn Thụ và Trung học cơ sở (THSC) Nguyễn Du, thành phố Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp. Mời các bạn tham khảo! | Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 173 - 178 KẾT QUẢ CAN THIỆP SỚM CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở HỌC SINH TỪ 6 – 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Đàm Thị Bảo Hoa*, Nguyễn Văn Tư Trường Đại học Y –Dược – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh Trường Tiểu học (TH) Hoàng Văn Thụ và Trung học cơ sở (THSC) Nguyễn Du, thành phố Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp. Phương pháp: Phương pháp mô tả cắt ngang, phương pháp so sánh trước sau can thiệp và so sánh đối chứng; định lượng kết hợp với định tính để đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp tại 2 trường TH Hoàng Văn Thụ, THCS Nguyễn Du, và so sánh đối chứng với trường TH Nguyễn Viết Xuân, THCS Độc lập thành phố Thái Nguyên. Thời gian: Tháng 9/ 2009 – 1/2012. Kết quả: - Kết quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT) học sinh của cha mẹ, giáo viên có sự cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp. - Năng lực CSSKTT học sinh của giáo viên, nhân viên y tế học đường được cải thiện rõ rệt. - Trường can thiệp có tỷ lệ học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần (SKTT) giảm rõ rệt so với ở trường đối chứng và so với trước can thiệp. Chỉ số hiệu quả tại trường can thiệp là 42,9% và hiệu quả can thiệp đạt 56,2%. - Trong 107 học sinh được tư vấn, chữa trị, có 55 học sinh khỏi hoàn toàn (51,4%); 26 học sinh thuyên giảm nhiều (24,3%); Có 3 học sinh không thuyên giảm chiếm 2,8%. Kết luận: Các biện pháp can thiệp sớm các rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại Thành phố Thái Nguyên đã có kết quả tốt. Từ khóa: rối loạn tâm thần và hành vi, học sinh, can thiệp, mô hình, kết quả. ĐẶT VẤN ĐỀ* Các rối loạn tâm thần và hành vi (RLTT & HV) ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi quốc gia trên thế giới [8], [9]. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể để lại hậu quả nặng nề cho trẻ, cho gia đình, cộng đồng, và gánh nặng cho xã hội. Việc can thiệp các RLTT & HV gặp nhiều khó khăn bởi liên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.