Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây Vàng anh (Saraca dives)

Bằng các phương pháp sắc ký cột với chất hấp phụ là silicagel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (240-430 mesh) và pha đảo YMC (30-50 µm, FuJisilisa Chemical Ltd.), 4 hợp chất là quercitrin (1), kaemferol (2), daucosterol (3) và stigmast-5-en-3-O-(6-O-eicosanoyl-Dglucopyranoside) (4) đã được phân lập từ cặn chiết metanol của lá cây Vàng anh (Saraca dives) được thu hái tại Tây Thiên, Vĩnh Phúc vào tháng 2 năm 2012. | Nguyễn Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 29 - 33 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ CÂY VÀNG ANH (SARACA DIVES) Nguyễn Thị Mai1*, Lành Thị Ngọc2 1 2 Trường Đại học Giao thông Vận tải Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bằng các phương pháp sắc ký cột với chất hấp phụ là silicagel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (240-430 mesh) và pha đảo YMC (30-50 µm, FuJisilisa Chemical Ltd.), 4 hợp chất là quercitrin (1), kaemferol (2), daucosterol (3) và stigmast-5-en-3-O-(6-O-eicosanoyl-Dglucopyranoside) (4) đã được phân lập từ cặn chiết metanol của lá cây Vàng anh (Saraca dives) được thu hái tại Tây Thiên, Vĩnh Phúc vào tháng 2 năm 2012. Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như: phổ khối lượng ESI-MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1D-NMR: 1H, 13C-NMR và các phổ DEPT 90, DEPT 135). Đây là báo cáo đầu tiên công bố nghiên cứu về cây Vàng anh. Từ khóa: Saraca, quercitrin, kaemferol, daucosterol, sterol. MỞ ĐẦU* Chi Vàng anh (Saraca) là một chi thực vật thuộc họ đậu (Fabaceae) với khoảng 11 loài cây thân gỗ có nguồn gốc ở các vùng đất từ Ấn Độ, Malaysia. Các loài trong chi Vàng anh có rất nhiều tác dụng: vỏ cây có tính hàn, chữa tiêu sưng và giảm đau. Một số loài chữa phong thấp, điều hòa kinh nguyệt, ngâm rượu tẩm bổ sức khỏe. Nền y học cổ truyền lẫn y học hiện đại Ấn Độ đã dùng nhiều bộ phận khác nhau của cây Vàng anh lá nhỏ như lá, hoa, hạt và vỏ cây để điều trị nhiều bệnh. Những bệnh được khống chế hiệu quả bằng sản phẩm của cây Vàng anh lá nhỏ là lị, trĩ ngoại, giang mai, tăng tiết mật, viêm hạch cổ tử cung, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, u xơ tử cung chảy máu, đau bụng kinh, bạch đới, chứng đái rát, sỏi bàng quang, tiêu hóa kém, u bướu, gãy xương, ung loét, biến sắc da, viêm nhiễm, bệnh trầm cảm ở phụ nữ Những loài thường thấy mọc tự nhiên ở rừng Việt Nam là Vàng anh (Saraca dives), Vàng anh lá nhỏ (S. indica), Vàng anh Schmid (S. schmidiana) và Vàng anh Malaysia (S. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.