Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) là một loài mới được phát hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây và cũng là một trong những loài cây được xếp vào cấp rất nguy cấp (CR B1+2b,c,e. và CR B2ab(v)) trong Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ thế giới IUCN. Bách vàng một trong những loài gỗ quý, có giá trị kinh tế cao, hiện nay, loài đang bị khai thác mạnh mẽ bởi các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao, đây là vùng dân cư có đời sống kinh tế còn nghèo nàn, sinh kế thấp, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên là chính. Bởi vậy, thực trạng khai thác nguồn tài nguyên rừng nói chung và loài Bách vàng nói riêng trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây đang đẩy loài đứng trước bờ vực của tuyệt chủng. | Trần Quang Diệu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 35 - 40 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA LOÀI BÁCH VÀNG (XANTHOCYPARIS VIETNAMENSIS Fargo & N. T. Hype) TẠI XÃ CA THÀNH HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG Trần Quang Diệu1, La Quang Độ1, Đặng Kim Vui2* 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) là một loài mới được phát hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây và cũng là một trong những loài cây được xếp vào cấp rất nguy cấp (CR B1+2b,c,e. và CR B2ab(v)) trong Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ thế giới IUCN. Bách vàng một trong những loài gỗ quý, có giá trị kinh tế cao, hiện nay, loài đang bị khai thác mạnh mẽ bởi các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao, đây là vùng dân cư có đời sống kinh tế còn nghèo nàn, sinh kế thấp, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên là chính. Bởi vậy, thực trạng khai thác nguồn tài nguyên rừng nói chung và loài Bách vàng nói riêng trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây đang đẩy loài đứng trước bờ vực của tuyệt chủng. Với số lượng cá thể theo điều tra còn lại rất ít, tại huyện Nguyên Bình, loài Bách vàng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt. Kết quả nghiên cứu tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình trong 8 ÔTC và trên 8 tuyến điều tra chúng tôi phát hiện 29 cây Bách vàng trưởng thành có chiều cao từ 5-12m tập trung chủ yếu trên đỉnh núi. Ba ba cây Bách vàng tái sinh, các cây tái sinh chủ yếu từ hạt. Chất lượng cây tái sinh kém (25/33 cây) và trung bình (8/33 cây), không có cây nào sinh trưởng tốt, tất cả các cây có chiều cao dao động dưới 50cm. Không có cá thể nào có chiều cao lớn hơn và sinh trưởng tốt. Bách vàng tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt (27/33). Bách vàng có khả năng tái sinh từ cành rơi dụng (một cây tái sinh từ cành rơi rụng). Thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài: Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Thiết sam giả (Pseudotsuga brevifolia), Chắp tay (Symingtonia tonkinensis), Thích (Acer