Kết quả bước đầu xác định hàm lượng As trong nước ngầm khu vực thành phố Thái Nguyên và biểu diễn trên bản đồ bởi công nghệ GIS cho thấy trong số 168 mẫu được kiểm tra tại 28 phường/xã thì có 129 mẫu (chiếm 77%) có hàm lượng As 0,01mg/l và chỉ có 01 mẫu có hàm lượng As> 0,05mg/l, vượt QCVN 09: 2008/BTNMT và mức II của QCVN 02 :2009/BYT. | Phan Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 117 - 121 ỨNG DỤNG GIS MÔ TẢ HÀM LƯỢNG As TRONG NƯỚC NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Phan Thị Thu Hằng1*, Nguyễn Thu Thùy2 1 2 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kết quả bước đầu xác định hàm lượng As trong nước ngầm khu vực thành phố Thái Nguyên và biểu diễn trên bản đồ bởi công nghệ GIS cho thấy trong số 168 mẫu được kiểm tra tại 28 phường/xã thì có 129 mẫu (chiếm 77%) có hàm lượng As 0,01mg/l và chỉ có 01 mẫu có hàm lượng As> 0,05mg/l, vượt QCVN 09: 2008/BTNMT và mức II của QCVN 02 :2009/BYT. Các mẫu ô nhiễm As đều tập trung tại khu vực trung tâm (5 mẫu) và phía Nam (3 mẫu) của thành phố Thái Nguyên. Khu vực phía Bắc của thành phố 100% mẫu nghiên cứu vẫn đảm bảo QCVN. Từ khóa: As, hàm lượng, nước ngầm, ô nhiễm, GIS ĐẶT VẤN ĐỀ* Hiện nay do sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, nông nghiệp và đô thị đã được ghi nhận đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách, trong đó hiện tượng ô nhiễm As vào nguồn nước đã và đang trở nên rất nghiêm trọng. Khoảng 13,5% dân số Việt Nam đang sử dụng nước ăn từ nước giếng khoan bị nhiễm asen [1]. As là một nguyên tố vi lượng có tính độc hại cao đối với sức khoẻ con người. Nồng độ As cao trong nước đang là vấn đề đối với sức khoẻ cộng đồng trong nhiều năm gần đây. Là một trong những trung tâm công nghiệp lớn ở Việt Nam, thành phố Thái Nguyên cũng là một địa bàn có dấu hiệu ô nhiễm arsen tại một số khu vực. Nơi đây tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp lớn như Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy điện Cao Ngạn vì vậy, lượng nước thải từ các nhà máy đổ ra môi trường hàng ngày khá lớn: Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thải khoảng 400 m3/ngày, nước thải độc và bẩn làm ô nhiễm suối Mỏ Bạch và nguồn nước Sông Cầu, Nhà máy cán thép Gia Sàng và khu gang thép Cam Giá hàng ngày thải một lượng nước lớn không được xử lý vào suối Xương Rồng gây ô nhiễm khu vực phường Gia Sàng, .