Bài báo sẽ hệ thống lại các phương pháp quy hoạch năng lượng đã được sử dụng ở nước ta, so sánh, đánh giá và đề xuất sử dụng mô hình phù hợp là mô hình Quy hoạch năng lượng Việt Nam; ứng dụng mô hình với những dữ liệu được bổ sung, cập nhật để xác định cơ cấu các nguồn điện và công suất phát tối ưu cho từng nguồn | Phạm Thị Thanh Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 123 - 128 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM Phạm Thị Thanh Mai1*, Nguyễn Vĩnh Thụy2 1 Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 2 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tối ưu phát triển hệ thống điện phải nghiên cứu trong cân bằng năng lượng tổng thể và đặc điểm của nguồn năng lượng sơ cấp, của nhu cầu phụ tải trong giai đoạn khảo sát. Các mô hình tính toán phát triển năng lượng thường được xây dựng và áp dụng ở các nước công nghiệp phát triển, để áp dụng cho các nước đang phát triển cần phải nghiên cứu thay đổi cho phù hợp. Bài báo sẽ hệ thống lại các phương pháp quy hoạch năng lượng đã được sử dụng ở nước ta, so sánh, đánh giá và đề xuất sử dụng mô hình phù hợp là mô hình Quy hoạch năng lượng Việt Nam; ứng dụng mô hình với những dữ liệu được bổ sung, cập nhật để xác định cơ cấu các nguồn điện và công suất phát tối ưu cho từng nguồn. Từ khóa: Quy hoạch năng lượng, tối ưu, nguồn năng lượng tái tạo. ĐẶT VẤN ĐỀ* Để đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như khả năng cung cấp năng lượng (NL) trong tương lai của một nước chúng ta cần nghiên cứu nhiều giải pháp từ chiến lược, chính sách đến các công nghệ, trong đó có giải pháp nghiên cứu sử dụng các mô hình phù hợp để tính toán quá trình phát triển năng lượng, đánh giá hiệu quả bền vững. Việc nghiên cứu phương án tổng thể khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng cho phát điện là bài toán tối ưu phát triển hệ thống năng lượng sơ cấp do điện năng là năng lượng thứ cấp được sản xuất từ các dạng năng lượng sơ cấp khác như than, dầu, khí, thủy năng, năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo (NLTT). Các nguồn điện khác nhau có năng lực khác nhau về kỹ thuật - công nghệ và có khả năng đáp ứng khác nhau những thay đổi của phụ tải với hiệu quả kinh tế khác nhau. Như vậy, tối ưu phát triển hệ thống điện vừa phải tiến hành nghiên cứu trong cân bằng năng lượng tổng thể .