Bài viết nêu lên giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên Sư phạm có ý nghĩa quan trọng. Là một thành tố cấu trúc của quá trinh giáo dục, nội dung giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên sư phạm là yếu tố góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục và là một trong những cơ sở để nhà giáo dục xác định phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên Sư phạm. | Vũ Thị Thúy Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 79 - 84 MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vũ Thị Thúy Hằng* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên Sư phạm có ý nghĩa quan trọng. Là một thành tố cấu trúc của quá trinh giáo dục, nội dung giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên sư phạm là yếu tố góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục và là một trong những cơ sở để nhà giáo dục xác định phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên Sư phạm. Nội dung giáo dục chính là nội dung các hoạt động mà nhà giáo dục tổ chức cho sinh viên tham gia. Dưới góc độ tiếp cận hoạt động, chúng tôi xây dựng một số nội dung giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên dựa trên những cơ sở tâm lý – giáo dục học như: mục tiêu đào tạo của trường Đại học Sư phạm, đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên, thực trạng hành vi văn hóa học tập của sinh viên. Các nội dung giáo dục được chúng tôi đặc biệt quan tâm là: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức nội dung học vấn; hành vi văn hóa trong giao tiếp với giảng viên và bạn học; hành vi văn hóa trong xây dựng môi trường học tập, hành vi văn hóa nề nếp học tập. Từ khóa: giáo dục, học tập, hành vi, hành vi văn hóa, văn hóa học tập VÀI NÉT VỀ HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP * Hành vi văn hóa (HVVH) là những phản ứng, cách ứng xử của con người (biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, thao tác, hành động, hoạt động,) trong những hoàn cảnh cụ thể, bị chi phối bởi hệ thống giá trị văn hóa của dân tộc; được điều chỉnh bởi tâm lý, ý thức của chủ thể khiến cho cách ứng xử ấy mang tính đặc thù của hoàn cảnh xã hội, lịch sử. [3, tr24] Hành vi văn hóa học tập (HVVHHT) là hành vi văn hóa của con người trong hoạt động học tập. Đây là biểu hiện cụ thể của ý thức văn hóa, thái độ, tình cảm, cách ứng xử của con người trong những .