Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá các tác dụng lâm sàng của điện châm kết hợp với bài thuốc “Trúng phong ẩm” trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp và đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc khi dùng bằng đường uống. | Nguyễn Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 121 - 125 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG LÂM SÀNG CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP VỚI BÀI THUỐC “ TRÚNG PHONG ẨM” TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP Nguyễn Thị Thủy*, Nguyễn Thị Bích Đào, Nguyễn Thị Phương Nga Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá các tác dụng lâm sàng của điện châm kết hợp với bài thuốc “Trúng phong ẩm” trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp và đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc khi dùng bằng đường uống. Chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, điều trị mở không đối chứng. Các bệnh nhân được điều trị bằng điện châm và thuốc “Trúng phong ẩm” trong thời gian điều trị 30 ngày. Trên lâm sàng chúng tôi đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chức năng liệt vận động, phục hồi khả năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Đánh giá dựa trên một số chỉ số nghiên cứu: đánh giá độ liệt chi theo thang điểm Henry, đánh giá khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel, đánh giá tình trạng giảm khả năng vận động theo thang điểm Rankin. So sánh kết quả trước và sau điều trị. Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi còn nhằm mục tiêu đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc “Trúng phong ẩm” khi dùng bằng đường uống. Từ khoá: Điện châm, thuốc “ trúng phong ẩm’’, nhồi máu não. ĐẶT VẤN ĐỀ* Tai biến mạch máu não là một loại bệnh lý khá phổ biến, tỷ lệ tử vong cao, di chứng tàn tật nhiều là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc điều trị phục hồi di chứng tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp là một nhu cầu cấp bách của Y học hiện đại và Y học cổ truyền nhằm giảm bớt tối đa di chứng, giúp bệnh nhân nhanh chóng tái hoà nhập với gia đình và xã hội, giảm tối thiểu chi phí điều trị. Để góp phần vào công tác nghiên cứu trong lĩnh vực điều trị phục hồi tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp bằng phương pháp Y học cổ truyền, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu đánh giá tác dụng lâm