Bài báo này thông báo các kết quả nghiên cứu khả năng tách loại, thu hồi Cu(II), Ni(II) trong dung dịch nước của vật liệu hấp phụ (VLHP) chế tạo từ rơm (VLHP1) và cuống lá chuối (VLHP2). Các thí nghiệm được tiến hành theo các thông số sau: khối lượng VLHP: 1,218g đối với VLHP1 và 1,428g đối với VLHP2; pH = 5,0 đối với Cu(II) và pH = 6,0 đối với Ni(II). | Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 61 - 68 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁCH LOẠI, THU HỒI Cu(II), Ni(II) CỦA CÁC VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ RƠM VÀ CUỐNG LÁ CHUỐI Lê Hữu Thiềng*, Phạm Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Vân Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này thông báo các kết quả nghiên cứu khả năng tách loại, thu hồi Cu(II), Ni(II) trong dung dịch nước của vật liệu hấp phụ (VLHP) chế tạo từ rơm (VLHP1) và cuống lá chuối (VLHP2). Các thí nghiệm được tiến hành theo các thông số sau: khối lượng VLHP: 1,218g đối với VLHP1 và 1,428g đối với VLHP2; pH = 5,0 đối với Cu(II) và pH = 6,0 đối với Ni(II). Các kết quả thí nghiệm cho thấy cả 2 VLHP đều có khả năng tách loại Cu(II), Ni(II) khá tốt. Dùng HNO3 làm chất rửa giải để thu hồi các ion kim loại. Nghiên cứu khả năng tái sử dụng VLHP sau khi hấp phụ các ion Cu(II), Ni(II) cho thấy VLHP tái sinh còn khả năng hấp phụ Cu(II), Ni(II). Từ khóa : hấp phụ, rơm, cuống lá chuối, kim loại nặng, đồng, niken. MỞ ĐẦU* Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước đang là vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Các ion kim loại nặng như: Cu(II), Ni(II), Cd(II), thường được tìm thấy trong nước thải công nghiệp, nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường thì hậu quả là nguồn nước sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe của con người. Một số phương pháp đã được đề xuất và áp dụng để loại bỏ ion kim loại ra khỏi nguồn nước bị ô nhiễm như trao đổi ion, lọc, đông tụ Tuy nhiên, phương pháp sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp hay các vật liệu có nguồn gốc thực vật để tách loại các ion kim loại nặng ra khỏi nguồn nước bị ô nhiễm có ưu điểm hơn cả bởi: chi phí thấp, dễ kiếm, quá trình xử lý đơn giản và đặc biệt là thân thiện với môi trường [1, 2, 3, 4, 5, 6]. Việt Nam là nước nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống bằng nghề trồng lúa và rau quả nên rơm và cuống lá chuối rất sẵn có. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng tách loại, thu hồi Cu(II), Ni(II)