Thí nghiệm được thực hiện trên lợn lai 4 máu ngoại, giai đoạn sau cai sữa (từ 21 đến 56 ngày tuổi), gồm có 4 lô : Đối chứng (ĐC), thí nghiệm I, II, III (TN I, TN II, TN III), lợn của lô ĐC được ăn khẩu phần (KP) có tỷ lệ protein thô là 20 %, không bổ sung enzym, còn KP của lô TN I, TN II, TN III có tỷ lệ protein thô tương ứng là 20 %, 19 % và 18 % có bổ sung enzym proteaza và amilaza. | Cù Thị Thúy Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 177 - 182 ẢNH HƯỞNG CỦA PROTEAZA VÀ AMILAZA TRONG KHẨU PHẦN CÓ MỨC PROTEIN KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LỢN CON GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA Cù Thị Thúy Nga*, Trần Văn Phùng, Trần Tố Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm được thực hiện trên lợn lai 4 máu ngoại, giai đoạn sau cai sữa (từ 21 đến 56 ngày tuổi), gồm có 4 lô : Đối chứng (ĐC), thí nghiệm I, II, III (TN I, TN II, TN III), lợn của lô ĐC được ăn khẩu phần (KP) có tỷ lệ protein thô là 20 %, không bổ sung enzym, còn KP của lô TN I, TN II, TN III có tỷ lệ protein thô tương ứng là 20 %, 19 % và 18 % có bổ sung enzym proteaza và amilaza. Khối lượng lợn trung bình (kg/con) của 4 lô ở 56 ngày tuổi tương ứng là : 18,95 (ĐC); 19,67 (TN I); 19,28 (TN II) và 18,79 kg/con (TN III). Tiêu tốn thức ăn (TĂ) cho một kg tăng khối lượng (kg) của các lô như sau :1,45 (ĐC); 1,37 (TN I); 1,42 (TN II) và 1,47(TN III). Chi phí TĂ/1 kg tăng khối lượng với quy ước lô ĐC là 100 % thì các lô TN I, TN II, TN III tương ứng là : 97,34 % ; 101,62 % và 106,45 %. Bổ sung proteaza và amilaza vào khẩu phần ăn của lợn con sau cai sữa đã có tác dụng tốt như thúc đẩy sinh trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lượng. Từ khóa: Mức protein, amilase, proteaza, enzym, lợn con. ĐẶT VẤN ĐỀ* Việc nghiên cứu tạo ra những chế phẩm sinh học để bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho lợn nhằm kích thích sinh trưởng, tăng cường sức đề kháng đồng thời tạo ra được những sản phẩm thịt lợn chất lượng cao thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Trong đó, công nghệ sản xuất enzym từ vi sinh vật đang có vai trò đặc biệt quan trọng. Các enzym thức ăn đang được nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất chăn nuôi nhằm tăng quá trình tiêu hoá, giảm chi phí thức ăn và tăng khối lượng vật nuôi, đồng thời còn cải tạo một số chỉ tiêu sinh lý của cơ thể vật nuôi, tạo sự cân bằng sinh học hệ vi sinh vật ruột (Fuller, 1989). Sinh trưởng của lợn con phụ thuộc rất nhiều vào