Đề tài đã tiến hành khảo sát mức độ ô nhiễm về chỉ tiêu trên 86 mẫu thịt lợn tươi được thu thập tại các chợ khu vực trung tâm Thành phố Thái Nguyên trong khoảng hai năm, từ 7/2011 đến 5/2012. Kết quả cho thấy: Mức nhiễm khuẩn tại các điểm lấy mẫu trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên dao động trong khoảng 73 CFU/g đến 5,7 x 102 CFU/g. Theo 3 phương thức bán hàng: (1) tại khu chợ được quản lý, (2) tại các chợ tạm, (3) tại siêu thị, tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn về mức nhiễm dao động từ 0 – 59,3 %. | Đỗ Bích Duệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 93 - 97 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN TRÊN THỊT LỢN TƯƠI TẠI MỘT SỐ CHỢ KHU VỰC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Đỗ Bích Duệ1 , Vũ Văn Hạnh2 1 2 Viện Khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên Viện Công nghệ sinh học – Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam TÓM TẮT Đề tài đã tiến hành khảo sát mức độ ô nhiễm về chỉ tiêu trên 86 mẫu thịt lợn tươi được thu thập tại các chợ khu vực trung tâm Thành phố Thái Nguyên trong khoảng hai năm, từ 7/2011 đến 5/2012. Kết quả cho thấy: Mức nhiễm khuẩn tại các điểm lấy mẫu trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên dao động trong khoảng 73 CFU/g đến 5,7 x 102 CFU/g. Theo 3 phương thức bán hàng: (1) tại khu chợ được quản lý, (2) tại các chợ tạm, (3) tại siêu thị, tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn về mức nhiễm dao động từ 0 – 59,3 %. Các vi khuẩn phân lập được có tính chất sinh hóa đặc trưng, và được xác định là thuộc về một số nhóm huyết thanh có khả năng gây ngộ độc thực phẩm ở người. Tiến hành khảo sát mức độ mẫn cảm kháng sinh của 20 chủng vi khuẩn phân lập thấy rằng: (95%) mẫn cảm với Amikacin, (85,0%) Norfloxacin, (80,0%) Enroflxacin, Cephalothin và Gentamycin lần lượt là 70,0%, 65,0%. Các chủng phân lập đều kháng mạnh với Tetracyclin (100%) và Colistin (95%). Một số kháng sinh thông dụng khác như: Trimethoprim/Sulfamethoxazol, Ampicillin, Streptomycin có tỷ lệ kháng thuốc lần lượt là: 80%, 75%, 70%. Từ khóa: Escherichia coli (), đặc điểm vi khuẩn , thịt lợn tươi, ngộ độc thực phẩm, kháng thuốc. ĐẶT VẤN ĐỀ* Hiện nay, vai trò gây ô nhiễm thực phẩm có nguồn gốc động vật của vi khuẩn đã được khẳng định ( et al, 1994) [9]. Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm này đã xuất hiện tại nhiều khu vực trong cả nước (Đỗ Ngọc Thúy và cs, 2006)[5]. Hậu quả là sự gia tăng của các ca ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp . ở người. Xác định mức độ nhiễm và nghiên cứu một số đặc điểm của vi khuẩn trên thực phẩm có nguồn gốc động vật là cơ sở khoa .