Đa dạng thực vật và bảo tồn ở xã Cổ Lũng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa

Qua điều tra hệ thực vật ở xã Cổ Lũng, thuộc khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa, bước đầu chúng tôi đã xác định được 262 loài, 201 chi và 98 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Polypodiophyta, Lycopodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta. Trong đó, ngành Magnoliophyta là đa dạng nhất chiếm (92,75%) tổng số loài. Hệ thực vật Cổ Lũng có nhiều loài cây có giá trị và cho nhiều công dụng, cây làm thuốc có số loài cao nhất với 95 loài, cây cho gỗ 31 loài, cây ăn được 17 loài, cây làm cảnh 8 loài, cây cho tinh dầu 21 loài, cây công dụng khác 11 loài. | Đậu Bá Thìn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 123 - 127 ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ BẢO TỒN Ở XÃ CỔ LŨNG THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, THANH HÓA Đậu Bá Thìn1*, Lê Văn Toản1, Đinh Thị Thanh Lam2, Phạm Hồng Ban2, 1 Trường Đại học Hồng Đức-Thanh Hóa, 2Trường Đại học Vinh TÓM TẮT Qua điều tra hệ thực vật ở xã Cổ Lũng, thuộc khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa, bước đầu chúng tôi đã xác định được 262 loài, 201 chi và 98 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Polypodiophyta, Lycopodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta. Trong đó, ngành Magnoliophyta là đa dạng nhất chiếm (92,75%) tổng số loài. Hệ thực vật Cổ Lũng có nhiều loài cây có giá trị và cho nhiều công dụng, cây làm thuốc có số loài cao nhất với 95 loài, cây cho gỗ 31 loài, cây ăn được 17 loài, cây làm cảnh 8 loài, cây cho tinh dầu 21 loài, cây công dụng khác 11 loài. Trong các yếu tố địa lý thì yếu tố yếu tố nhiệt đới chiếm 72,16%, yếu tố đặc hữu đứng thứ 2 chiếm 18,43%, tiếp đến là yếu tố gần đặc hữu chiếm 6,67%; yếu tố ôn đới chiếm 2,75%. Xét trong mối quan hệ với các hệ thực vật láng giềng, thì hệ thực vật Cổ Lũng, Pù Luông có mối quan hệ với Đông Dương-Malezi là gần nhất với 13,73%; tiếp theo là yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc với 10,20%; yếu tố Đông Dương với 7,06%; Đông Dương-Hymalaya với 9,41% và yếu tố Đông Dương-Ấn Độ với 6,27%.Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã lập phổ dạng sống của hệ thực vật như sau: SB = 80,53 Ph + 6,49 Ch + 2,29 Hm + 3,82 Cr + 6,87 Th. Từ khóa: đa dạng, thực vật, yếu tố địa lý, dạng sống, Cổ Lũng, Pù Luông, Khu Bảo tồn thiên nhiên. MỞ ĐẦU* Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông được thành lập theo Quyết định số 495/QĐUBND, ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa với diện tích tự nhiên là ha trong đó có ha được bảo vệ nghiêm ngặt và ha được phục hồi sinh thái, nằm trong địa giới của hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, phía Đông Bắc tiếp giáp với các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Châu của tỉnh Hoà Bình. Pù Luông nằm ở phía Tây .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.