Trong hoạt động kinh doanh, một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào đó là vấn đề lợi nhuận. Để đạt lợi nhuận tối đa, trước hết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có lãi. Để có lãi, các doanh nghiệp cần phải xây dựng các chiến lược kinh doanh. | Nguyễn Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 75 - 78 GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CÂN BẰNG CUNG - CẦU VÀ DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP TOÀN CẦU Nguyễn Thị Hằng* Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong hoạt động kinh doanh, một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào đó là vấn đề lợi nhuận. Để đạt lợi nhuận tối đa, trước hết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có lãi. Để có lãi, các doanh nghiệp cần phải xây dựng các chiến lược kinh doanh. Thực tế, để xây dựng được chiến lược kinh doanh, cần phải khảo sát và xác định nhu cầu của người mua về các sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó hình thành chiến lược cung ứng sản phẩm phù hợp. Như vậy, việc xây dựng chiến lược kinh doanh là xác định điểm cân bằng giữa Cung Cầu về sản phẩm và dự báo hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mức tối đa hóa lợi nhuận. Bài bào này ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng giải pháp xác định điểm cân bằng Cung - Cầu và vận dụng vào dự báo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Trong đó, bài báo lựa chọn một đơn vị kinh doanh cụ thể để thực nghiệm là hoạt động cung - cầu máy tính tại Công ty TNHH PC-New Thái Nguyên. Từ khóa: Phát triển, Cung, cầu, cân bằng cung – cầu, kinh doanh, doanh nghiệp. GIỚI THIỆU* Hiện nay, hai yếu tố có thể đảm bảo cho sự cân bằng kinh tế đó chính là cung và cầu. Việc điều tra mức cung và cầu thị trường luôn là yếu tố hàng đầu để quyết định quy mô sản xuất, bán hàng, phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, bài toán cung – cầu đã, đang là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu hiện nay vẫn áp dụng một cách thủ công, lý thuyết và chưa có công cụ để mô phỏng. Do vậy, để nắm bắt được sự vận động của hai yếu tố này, phải mất rất nhiều thời gian. Do đó, việc áp dụng yếu tố công nghệ để mô phỏng bài toán cung cầu nhằm chỉ ra sự