Không được nhắc đến nhiều như cây đa, bến nước, sân đình, nhưng rượu quê chắc chắn là một phần kí ức khó phai của những người xa xứ khi nghĩ về quê xưa làng cũ. Nguyên liệu cất rượu gần gũi với người nông dân. Cách ủ men nấu rượu đơn giản, được thực hiện chủ yếu trong gia đình với quy mô nhỏ, phản ánh đúng tính chất tập quán sản xuất, sinh hoạt của người Việt Nam: nhỏ lẻ, manh mún, tự cấp tự túc. | Nguyễn Thị Suối Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 181 - 185 RƯỢU QUÊ - TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ LÀNG XÃ Nguyễn Thị Suối Linh Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Không được nhắc đến nhiều như cây đa, bến nước, sân đình, nhưng rượu quê chắc chắn là một phần kí ức khó phai của những người xa xứ khi nghĩ về quê xưa làng cũ. Nguyên liệu cất rượu gần gũi với người nông dân. Cách ủ men nấu rượu đơn giản, được thực hiện chủ yếu trong gia đình với quy mô nhỏ, phản ánh đúng tính chất tập quán sản xuất, sinh hoạt của người Việt Nam: nhỏ lẻ, manh mún, tự cấp tự túc. Người ta nấu rượu để thắp hương ngày lễ tết, để thăm biếu như một món quà quê, để đãi anh em họ hàng. Không chỉ để uống, để làm cái “cầu giao tiếp”, rượu còn được sử dụng với rất nhiều ý nghĩa tâm linh thiêng liêng khác. Tất cả những điều đó khiến nó trở thành thứ đồ uống không thể thiếu trong mọi gia đình Việt. Từ khoá: rượu, làng xã, giao tiếp, tâm linh, tự cấp tự túc Có rất nhiều yếu tố làm nên diện mạo văn hoá của một cộng đồng, từ nói năng, đi đứng, cưới hỏi, tang ma đến những thứ trừu tượng hơn như tính cách, ứng xử, ngôn ngữ, tư duy, Và tất nhiên, trong những yếu tố đó không thể ngoại trừ chuyện ăn, chuyện uống. Ăn uống là nhu cầu sinh lí của con người, cũng là một hành vi văn hoá. Có một thứ đồ uống gắn với không gian văn hoá làng quê, không phải mắt trâu, chè xanh, nụ vối nhân trần mà đó là rượu trắng.* Dưới góc độ xã hội học, có những lúc, rượu bị coi là thủ phạm số một dẫn tới bạo lực gia đình và xung đột xã hội. Với các nhà kinh tế, rượu là một chủng loại hàng hoá nhiều lợi nhuận và sức tiêu thụ lớn mặc cho ngành y tế không ngừng khuyến cáo hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích. Trong Văn học nghệ thuật, có lúc, rượu gắn với những hình ảnh bê tha nhếch nhác, khổ sở, bất lực: một Chí Phèo triền miên trong những cơn say của Nam Cao, một bà Thi điên tối nào cũng uống rượu để rồi lẩn vào bóng đêm trong tiếng cười khanh khách gai người trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam Nhưng cũng