Biến động hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất nông nghiệp tại khu tái định cư mường bú huyện Mường La tỉnh Sơn La

ài báo này nghiên cứu sự biến động của một số nguyên tố dinh dưỡng dễ tiêu trong đất tại khu tái định cư (TĐC) Mường Bú, kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu tại khu TĐC Mường Bú đều dao động ở mức nghèo tới trung bình. Giá trị quan trắc ở các năm khác nhau có sự biến động lớn đặc biệt là sau năm đầu canh tác. | Ngô Văn Giới và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 237 - 241 BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƯ MƯỜNG BÚ HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA Ngô Văn Giới1*, Ninh Văn Quý2, Trần Thị Ngọc Hà1 2 1 Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên Trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này nghiên cứu sự biến động của một số nguyên tố dinh dưỡng dễ tiêu trong đất tại khu tái định cư (TĐC) Mường Bú, kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu tại khu TĐC Mường Bú đều dao động ở mức nghèo tới trung bình. Giá trị quan trắc ở các năm khác nhau có sự biến động lớn đặc biệt là sau năm đầu canh tác. Nguyên nhân chính do địa hình tại đây khá dốc (>250), kỹ thuật canh tác trên đất dốc chưa tốt. Mặt khác những khu đất được chọn để TĐC hầu hết là những vùng đất đã bị thoái hóa, bạc mầu, khó canh tác hoặc canh tác cho năng suất không cao mà cộng đồng bản địa đã bỏ hoang. Các chất dinh dưỡng dễ tiêu có sự biến động lớn theo các năm. Sự biến động của pHKCl giảm từ gần trung tính về mức chua vừa; Ndt, Pdt, OM giảm dần từ mức trung bình xuống nghèo; Kdt giảm từ mức giàu xuống mức trung bình. Từ khóa: Đất, Sơn La, tái định cư, dinh dưỡng đất, Mường Bú ĐẶT VẤN ĐỀ* Xã Mường Bú, huyện Mường La, có tổng diện tích đất tự nhiên là ha, với dân số là người [1]. Khu TĐC Mường Bú là một trong 8 khu TĐC của huyện Mường La, bao gồm 4 điểm TĐC là Huổi Hao, Pú Nhuổng, Phiêng Bủng và Phiêng Bủng 1. Toàn bộ người dân TĐC nơi đây được chuyển đến từ năm 2005 và đều là người Thái. Cộng đồng TĐC tại đây đã có một số thuận lợi ban đầu như vốn đầu cao ( đồng/người) [4], đường giao thông thuận tiện (gần đường 106). Tuy nhiên, còn có nhiều hạn chế mà người dân nơi đây đã và đang gặp phải như đất canh tác và đất ở, so với nơi ở cũ diện tích chưa bằng một nửa, địa hình khá dốc (>25°) [2,3]. Nhiều khu đất sản xuất nông nghiệp đã có dấu hiệu bạc mầu, không thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp. Mặt .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.