Trong bài báo này, chúng tôi công bố kết quả nhân gen cystatin từ DNA tổng số của giống ngô LVN885 bằng kỹ thuật PCR và đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống ngô có khả năng chịu hạn khác nhau. Gen cystatin có kích thước 405 bp. Sản phẩm PCR chứa gen cystatin được tạo dòng trong vector pBT và đã được xác định trình tự gen. So sánh trình tự nucleotide của gen cystatin đã xác định với trình tự gen cystatin có mã số D38130 cho thấy mức độ tương đồng là 99,2%. Mức độ tương đồng amino acid suy diễn của protein cystatin cũng cao (97,7%). | Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 35 - 40 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ GEN CYSTATIN Ở GIỐNG NGÔ LVN885 Nguyễn Vũ Thanh Thanh1, Nguyễn Phương Thảo1*, Đặng Thị Hoa1, Chu Hoàng Mậu2 1 Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Cystatin là protein ức chế cystein protease thuộc họ papain. Ở thực vật, cystatin được khẳng định là gen liên quan đến khả năng chịu hạn. Phytocystatin ở thực vật là một nhóm của họ cystatin. Chức năng quan trọng của phytocystatin là: điều chỉnh quá trình phân giải protein trong suốt giai đoạn hạt tiềm sinh hoặc giai đoạn hạt nảy mầm; góp phần bảo vệ thực vật bằng cách ngăn ngừa sự phân giải các protease ngoại sinh là các loại côn trùng gây hại, giun tròn và một số chức năng khác. Trong bài báo này, chúng tôi công bố kết quả nhân gen cystatin từ DNA tổng số của giống ngô LVN885 bằng kỹ thuật PCR và đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống ngô có khả năng chịu hạn khác nhau. Gen cystatin có kích thước 405 bp. Sản phẩm PCR chứa gen cystatin được tạo dòng trong vector pBT và đã được xác định trình tự gen. So sánh trình tự nucleotide của gen cystatin đã xác định với trình tự gen cystatin có mã số D38130 cho thấy mức độ tương đồng là 99,2%. Mức độ tương đồng amino acid suy diễn của protein cystatin cũng cao (97,7%). Từ khóa: Cystatin, ngô, hạn, phân lập gen, Zea mays L. MỞ ĐẦU* Ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn [5]. Do diễn biến thời tiết phức tạp và hạn hán thường xuyên xảy ra nên năng suất ngô của nước ta vẫn còn thấp. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu ở mức độ phân tử đã tìm kiếm và phân tích các gen liên quan đến đặc tính chịu hạn của cây ngô. Các nghiên cứu đều thống nhất rằng đặc tính chịu hạn của cây ngô do .