Đánh giá thực trạng và hiệu quả một số hệ thống canh tác nương rẫy tại xã Cao Kỳ - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn

Định hướng sử dụng đất canh tác nương rẫy được đề xuất dựa trên kết quả phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả canh tác và các tác động của hệ thống canh tác nương rẫy. Các giải pháp được đề cập là duy trì 176,19 ha diện tích nương rẫy cố định, kết hợp áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. | Nguyễn Văn Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 49 - 55 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI XÃ CAO KỲ- HUYỆN CHỢ MỚI -TỈNH BẮC KẠN Nguyễn Văn Công 1*, Nguyễn Thị Kim Anh1, Nguyễn Thị Thu Hoàn2 1 Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 2 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Diện tích canh tác nương rẫy tại xã Cao Kỳ gồm có 176,19 ha nương rẫy cố định, 1026,25 ha là nương rẫy bán cố định và nương rẫy không cố định. Thông qua việc điều tra 30 hộ canh tác nương rẫy, nhóm nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả của một số hệ thống, cụ thể là nương rẫy cố định đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định, đạt 38,68 triệu đồng/ha/năm. Mô hình nương rẫy không cố định đạt 26,22 triệu đồng/ha, tuy nhiên canh tác nương rẫy chỉ áp dụng thời gian ngắn, không cố định. Mô hình nương rẫy bán cố định đạt 17,17 triệu đồng/ha, kiểu canh tác này ít phổ biến trên địa bàn. Cơ cấu chi phí và thu nhập của từng hình thức canh tác nương rẫy có tỷ lệ khác nhau do cơ cấu cây trồng khác nhau. Định hướng sử dụng đất canh tác nương rẫy được đề xuất dựa trên kết quả phân tích đánh giá hiện trạng, hiệu quả canh tác và các tác động của hệ thống canh tác nương rẫy. Các giải pháp được đề cập là duy trì 176,19 ha diện tích nương rẫy cố định, kết hợp áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đối với hình thức nương rẫy không cố định trồng rừng phòng hộ nơi dốc cao, nguy cơ xói mòn mạnh, trồng rừng sản xuất, chuyển hóa nương rẫy theo hướng nông lâm kết hợp (NLKH), kết hợp khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên nơi có cây tái sinh mục đích và chuyển hóa một số diện tích nương rẫy có cây tái sinh sang sản xuất lâm nghiệp là chính. Từ khóa: canh tác, nương rẫy, hiệu quả, kinh tế, tác động, mô hình, Chợ Mới MỞ ĐẦU* Canh tác nương rẫy (CTNR) được hiểu theo nhiều cách khác nhau: nông nghiệp du canh, canh tác du canh Mặc dù theo cách hiểu nào thì cũng phải khẳng định rằng canh tác .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.