Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vi sóng cho quá trình giải phóng Photpho bùn thải

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng kỹ thuật vi sóng nhằm giải phóng P từ bùn thải. Nghiên cứu được tiến hành ở các dải nhiệt độ 40, 60, 80 và 100oC và thời gian xử lý 5, 10, 15 và 20 phút. Kết quả thu được cho thấy điều kiện thích hợp để giải phóng TP từ bùn thải bằng phương pháp xử lý vi sóng là 80 oC và thời gian xử lý 10 phút. | Đỗ Khắc Uẩn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 87 - 92 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VI SÓNG CHO QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG PHOTPHO TỪ BÙN THẢI Đỗ Khắc Uẩn (1,2), Mai Anh Khoa (3,*) 1 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 2 Đại học CN Nanyang, Singapore 3 Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu giải phóng photpho (TP) từ bùn thải đóng vai trò quan trọng để thu hồi nguồn photpho cho ngành công nghiệp phân bón. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng kỹ thuật vi sóng nhằm giải phóng P từ bùn thải. Nghiên cứu đƣợc tiến hành ở các dải nhiệt độ 40, 60, 80 và 100oC và thời gian xử lý 5, 10, 15 và 20 phút. Kết quả thu đƣợc cho thấy điều kiện thích hợp để giải phóng TP từ bùn thải bằng phƣơng pháp xử lý vi sóng là 80oC và thời gian xử lý 10 phút. Ở điều kiện đó, trên 80% TP trong bùn có thể đƣợc giải phóng ra khỏi bùn. Ngoài ra, thành phần nitơ (TN) cũng đƣợc giải phóng trong quá trình xử lý. Tốc độ giải phóng TN cũng tăng rất nhanh trong khoảng 10 phút xử lý ban đầu, sau đó đã giảm dần. Sự giải phóng của các chất hữu cơ (tính theo COD) cũng tăng lên đáng kể khi tăng nhiệt độ và thời gian xử lý. Ở nhiệt độ càng cao, COD giải phóng càng nhiều. Đặc biệt, khối lƣợng bùn và kích thƣớc các hạt bùn giảm đáng kể sau khi xử lý, phù hợp với sự biến thiên giải phóng của TP, TN và COD. Từ khóa: bùn thải, giải phóng photpho, giảm khối lượng bùn, vi sóng ĐẶT VẤN ĐỀ* Trữ lƣợng quặng photphat nói chung và nguồn photpho (TP) nói riêng ngày càng cạn kiệt do tốc độ khai thác ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất phân bón dùng trong nông nghiệp và các ngành công nghiệp bột giặt, chất tẩy rửa, phụ gia thức ăn gia súc, và các ứng dụng đặc biệt nhƣ chế tạo vật liệu chống cháy [1-2]. Do tình trạng khan hiếm P, chỉ trong 14 tháng (từ tháng 1/2007 đến tháng 3/2008) giá thành của quặng photphat đã tăng lên 7 lần, từ 50 USD/tấn lên đến 350 USD/tấn [3]. Trƣớc sức ép về sự cạn kiệt nguồn P, hƣớng nghiên cứu thu hồi và tái sử dụng các nguồn thải chứa P (ví dụ trong nƣớc thải sinh hoạt, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.