Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của vật liệu xúc tác quang TiO2 Anatas

Vật liệu TiO2 được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel với các tỉ lệ mol TTIP : Ax là (1:1), (1:2), (1:3) và (1:4). Cấu trúc tinh thể và kích thước hạt của các mẫu được kiểm tra bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) và hiển vi điện tử quét (SEM). Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của vật liệu được khảo sát với chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và nấm mốc trắng bằng phương pháp khối thạch cải tiến trong điều kiện sử dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vật liệu tồn tại ở pha anatas, có dạng hạt, hình cầu tương đối đồng đều, cấu trúc xốp và có kích thước trung bình khoảng 10 nm. | Nguyễn Thị Ngọc Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 81 - 84 TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM CỦA VẬT LIỆU XÚC TÁC QUANG TiO2 ANATAS Nguyễn Thị Ngọc Linh*, Trịnh Ngọc Hoàng, Nguyễn Thị Hồng Hoa Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vật liệu TiO2 được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel với các tỉ lệ mol TTIP : Ax là (1:1), (1:2), (1:3) và (1:4). Cấu trúc tinh thể và kích thước hạt của các mẫu được kiểm tra bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) và hiển vi điện tử quét (SEM). Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của vật liệu được khảo sát với chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và nấm mốc trắng bằng phương pháp khối thạch cải tiến trong điều kiện sử dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vật liệu tồn tại ở pha anatas, có dạng hạt, hình cầu tương đối đồng đều, cấu trúc xốp và có kích thước trung bình khoảng 10 nm. Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của vật liệu TiO2 anatas đều thể hiện rõ trong điều kiện sử dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên. Khả năng kháng nấm mốc trắng của vật liệu tốt hơn kháng vi khuẩn Bacillus subtilis. Trong cùng một điều kiện chế tạo, mẫu có tỉ lệ mol TTIP: Ax là (1:4) có chất lượng tinh thể và khả năng kháng khuẩn, kháng nấm tốt nhất. Từ khóa: vật liệu, nano TiO2, phương pháp sol-gel, hoạt tính kháng khuẩn, xúc tác quang hóa. MỞ ĐẦU* Trong hai thập kỷ gần đây, quá trình xúc tác quang hóa trên cơ sở TiO2 được xem là một phương pháp hiệu quả và có triển vọng thay thế phương pháp truyền thống để xử lý các chất thải hữu cơ, vi khuẩn, nấm mốc trong môi trường [1], [2], [5]. Khi các hạt bán dẫn TiO2 được chiếu sáng với bức xạ UV có năng lượng lớn hơn năng lượng vùng cấm của chúng sẽ làm phát sinh ra cặp điện tử và lỗ trống (e-/h+) (hình 1), sau đó các cặp e-/h+ này có thể di chuyển ra bề mặt của hạt để khởi đầu cho những phản ứng oxi hóa-khử với các chất hữu cơ, vi khuẩn, nấm mốc được hấp phụ trên bề mặt TiO2. Trong đa số trường hợp, quá trình oxi hóa-khử này dẫn đến sự vô cơ hóa hoàn toàn .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.