Mạ composite Al2O3 trên nền Ni là một giải pháp công nghệ bề mặt để nâng cao khả năng chịu mài mòn của lớp mạ Ni khi làm việc trong môi trường mòn và ăn mòn cao. Kết quả nghiên cứu mạ composite Al2O3 trên nền Ni chỉ ra rằng mật độ hạt Al2O3 tham gia vào lớp mạ phụ thuộc đáng kể vào phương pháp khuấy và tốc độ khuấy dung dịch huyền phù. Độ cứng tế vi của lớp mạ composite tăng khoảng 1,8 lần so với lớp mạ Ni thông thƣường. | Nguyễn Đăng Bình và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 12 - 16 MẠ COMPOSITE Ni-Al2O3 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHỐNG MÕN CỦA LỚP MẠ Ni Nguyễn Đăng Bình, Phan Quang Thế*, Trần Minh Đức Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mạ composite Al2O3 trên nền Ni là một giải pháp công nghệ bề mặt để nâng cao khả năng chịu mài mòn của lớp mạ Ni khi làm việc trong môi trƣờng mòn và ăn mòn cao. Kết quả nghiên cứu mạ composite Al2O3 trên nền Ni chỉ ra rằng mật độ hạt Al2O3 tham gia vào lớp mạ phụ thuộc đáng kể vào phƣơng pháp khuấy và tốc độ khuấy dung dịch huyền phù. Độ cứng tế vi của lớp mạ composite tăng khoảng 1,8 lần so với lớp mạ Ni thông thƣờng. Mật độ dòng điện trong quá trình mạ là một thông số quan trọng ảnh hƣởng đáng kể đến chất lƣợng của lớp mạ. Từ khóa: Mạ composite; Ni-Al2O3; Ứng dụng mạ composite; Vận tốc khuấy; Độ cứng tế vi MỞ ĐẦU Mạ điện là một phƣơng pháp để tạo ra lớp mạ composite. Các hạt trung tính không tan trong dung dịch điện phân đƣợc giữ lơ lửng trong dung dịch và tham gia vào quá trình hình thành và phát triển lớp mạ kim loại. Việc đƣa các hạt trung tính tham gia vào lớp mạ composite làm thay đổi đáng kể độ cứng, độ bền của lớp mạ cũng nhƣ làm thay đổi đặc tính tƣơng tác của lớp mạ với bề mặt đối tiếp hoặc môi trƣờng xung quanh [1]. Quá trình mạ composite, cụ thể là mạ composite Al2O3 trên nền Ni đƣợc thực hiện trong bể mạ điện Ni thông thƣờng. Dung dịch mạ đƣợc điều chế từ các hóa chất trong bảng 1 trong dung môi nƣớc cất. Các hạt trung tính đƣợc giữ lơ lửng trong dung dịch nhờ thiết bị khuấy theo sơ đồ nguyên lý trên Hình 1. Cỡ hạt trung tính thƣờng dƣới 20 µm cho đến kích thƣớc thang nano. Chiều dày lớp mạ có thể đạt từ vài µm đến vài trăm µm [1]. Nhóm nghiên cứu đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống mạ composite trên nền Ni tại trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu về quá trình mạ composite Al2O3 trên nền Ni và tính chất cơ lý của lớp mạ đƣợc trình .