Trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, qua điều tra thực tế đề tài đã dự kiến quy hoạch nông nghiệp của thành phố theo hướng đô thị nông nghiệp sinh thái theo 3 vùng: (i) vùng nội đô với các sản phẩm chủ lực là cảnh quan, vùng giáp ranh (ii) với hoa, rau, cây cảnh và (iii) vùng nông nghiệp truyền thống với các mô hình chè, cây ăn quả, chăn nuôi, VAC và du lịch kết hợp nghỉ dưỡng. | Lê Văn Thơ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 51 - 57 QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ SINH THÁI Lê Văn Thơ1, Nguyễn Xuân Thành2, Nguyễn Ngọc Nông1, Hà Anh Tuấn3* 1 Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN, 2 Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, 3Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Từ nay đến năm 2020, tốc độ đô thị hóa ở thành phố Thái Nguyên sẽ tăng khoảng 20 – 25%, điều đó có nghĩa là một phần lớn diện tích đất nông nghiệp sẽ bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Để từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội – môi trường thì việc quy hoạch nông nghiệp của thành phố đến năm 2020 theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái là cần thiết, nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, hiệu quả cao phù hợp môi trường sinh thái. Trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, qua điều tra thực tế đề tài đã dự kiến quy hoạch nông nghiệp của thành phố theo hướng đô thị nông nghiệp sinh thái theo 3 vùng: (i) vùng nội đô với các sản phẩm chủ lực là cảnh quan, vùng giáp ranh (ii) với hoa, rau, cây cảnh và (iii) vùng nông nghiệp truyền thống với các mô hình chè, cây ăn quả, chăn nuôi, VAC và du lịch kết hợp nghỉ dưỡng. Từ khóa: Quy hoạch, nông nghiệp, sinh thái nông nghiệp, đô thị sinh thái. ∗ ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hoá kinh tế chính trị của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và trung tâm vùng Việt Bắc nói chung, có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao đang tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho nhiều hoạt động kinh tế phát triển mạnh. Mặt khác, theo đà phát triển của kinh tế đòi hỏi chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân phải được nâng lên và phải được đáp ứng một cách kịp thời. Nông nghiệp của thành phố nói chung và đặc biệt là nông nghiệp vùng ven thành phố không những đảm bảo yêu cầu về giải quyết lao động, thu nhập cho một bộ phận dân cư thành phố đáp ứng cả về số lượng, chất lượng ngày càng nâng cao theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn có vai trò quan trọng hơn đó là tạo lập cảnh quan, bảo