Hai chủng xạ khuẩn HT28 và K4 có hoạt tính kháng sinh (HTKS) cao, có hoạt phổ rộng được sử dụng trong các thí nghiệm để nghiên cứu tách chiết chất kháng sinh (CKS) và xác định các tính chất của chất kháng sinh. Để tách chiết chất kháng sinh của chủng HT28 từ sinh khối, ethanol là dung môi cho hiệu quả cao nhất, để tách chiết CKS từ dịch ngoại bào thì iso-butanol cho hiệu quả cao hơn. | Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76 NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CỦA CHẤT KHÁNG SINH TỪ 2 CHỦNG XẠ KHUẨN HT28 VÀ K4 Vi Thị Đoan Chính*, Trịnh Ngọc Hoàng, Liễu Thị Phương, Hoàng Thị Bích Luân Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hai chủng xạ khuẩn HT28 và K4 có hoạt tính kháng sinh (HTKS) cao, có hoạt phổ rộng được sử dụng trong các thí nghiệm để nghiên cứu tách chiết chất kháng sinh (CKS) và xác định các tính chất của chất kháng sinh. Để tách chiết chất kháng sinh của chủng HT28 từ sinh khối, ethanol là dung môi cho hiệu quả cao nhất, để tách chiết CKS từ dịch ngoại bào thì iso-butanol cho hiệu quả cao hơn. Đối với chủng K4, để tách chiết chất kháng sinh từ cả sinh khối và dịch ngoại bào, iso-butanol và ethanol đều cho hiệu quả cao. Khả năng hoà tan trong dung môi của các CKS tốt nhất ở pH = 3. Một số tính chất của CKS của chủng HT28 và K4 đã được nghiên cứu: chất kháng sinh của chủng HT28 thuộc loại kém bền với nhiệt độ, CKS của chủng K4 thuộc loại bền với nhiệt độ. Chất kháng sinh của cả 2 chủng HT28 và K4 đều thuộc loại bền trong pH. Dịch chiết kháng sinh vẫn giữ được hoạt tính trong dải pH từ 3 ÷ 9. Từ khóa: chất kháng sinh, chủng, dịch chiết kháng sinh, hoạt tính kháng sinh, xạ khuẩn. ∗ ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, quanh năm nóng, ẩm, mưa nhiều nên có tỷ lệ bệnh nhiễm trùng khá cao, vì vậy nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh là khá lớn. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả chữa bệnh của thuốc kháng sinh, Việt Nam đang phải đối đầu với hiện tượng kháng thuốc ngày càng gia tăng của các vi sinh vật (VSV) gây bệnh. Theo nhiều nghiên cứu tại một số bệnh viện lớn của Việt Nam cho thấy, tỷ lệ các VSV kháng lại với các kháng sinh thông thường luôn cao hơn 30% [6] Đứng trước một thực trạng như vậy, để khắc phục hiện tượng kháng thuốc, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tiếp tục tìm kiếm phát hiện ra các kháng sinh mới. Trong số các VSV sinh kháng sinh, xạ khuẩn là nhóm có nhiều tiềm năng