Bài toán kết nhập mờ theo cách tiếp cận đại số gia tử

Bài báo trình bày một phương pháp giải quyết bài toán kết nhập mờ theo cách tiếp cận sử dụng lý thuyết về Đại số gia tử. Phương pháp này bổ sung cho những khiếm khuyết của phương pháp bộ 2 của Herrera, sử dụng chỉ số thứ tự của giá trị đánh giá để tiến hành tính toán. | Trần Thái Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 97 - 101 BÀI TOÁN KẾT NHẬP MỜ THEO CÁCH TIẾP CẬN ĐẠI SỐ GIA TỬ Trần Thái Sơn1*, Nguyễn Tuấn Anh2 1 Viện Công nghệ thông tin - Viện KH&CN Việt Nam 2 Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo trình bày một phương pháp giải quyết bài toán kết nhập mờ theo cách tiếp cận sử dụng lý thuyết về Đại số gia tử. Phương pháp này bổ sung cho những khiếm khuyết của phương pháp bộ 2 của Herrera, sử dụng chỉ số thứ tự của giá trị đánh giá để tiến hành tính toán. Cách tiếp cận dựa trên Đại số gia tử dựa trên những tính toán khá đơn giản và cho kết quả của phép kết nhập chính xác hơn và do đó có thể ứng dụng tốt vào những lĩnh vực cần đến việc ra quyết định dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia về một hay nhiều đối tượng nào đó. Từ khóa: Đại số gia tử, kết nhập, lý thuyết mờ, chỉ số sắp xếp MỞ ĐẦU* Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường xuyên phải giải quyết bài toán lựa chọn một phương án, một quyết định mà ta cho là tốt nhất dựa trên các tiêu chí nào đó đã xác định trước. Thí dụ, trong trường học, đó là việc lựa chọn sinh viên tiêu biểu theo các tiêu chí thành tích học tập, tư cách đạo đức, hoạt động phong trào.; lựa chọn (bầu) lãnh đạo trường, khoa theo các tiêu chí khả năng lãnh đạo, khả năng chuyên môn, sức khỏe. Để có kết quả lựa chọn, người ta có thể căn cứ vào các đánh giá theo từng tiêu chí, có thể là bằng chữ số (tức là điểm) hoặc bằng từ ngôn ngữ (như “tốt”, “giỏi”, “rất xuất sắc”), rồi tổng hợp lại theo một cách nào đó. Lựa chọn nào có kết quả tổng hợp tốt hơn sẽ được lựa chọn. Trong trường hợp đánh giá bằng điểm số, thông thường người ta tổng hợp bằng cách lấy trung bình số học (trung bình cộng, trung bình nhân, trung bình bình phương, trung bình có trọng số.). Trường hợp đánh giá bằng từ ngữ, bài toán trở nên phức tạp hơn vì khó xác định xem, chẳng hạn, (“khá” +”giỏi”)/2 sẽ là cái gì. Bài toán tổng hợp các ý kiến đánh giá (bằng số hoặc từ ngữ) thành một đánh giá .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.