Đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trong bệnh viêm da mủ tại khoa da liễu bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trong bệnh viêm da mủ tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán viêm da mủ điều trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 4/2010 đến 10/2010. | Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174 ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM CỦA VI KHUẨN ĐỐI VỚI KHÁNG SINH TRONG BỆNH VIÊM DA MỦ TẠI KHOA DA LIỄU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Nguyễn Quý Thái* Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trong bệnh viêm da mủ tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán viêm da mủ điều trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 4/2010 đến 10/2010. Nghiên cứu mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và tiến hành lấy bệnh phẩm dịch tiết tại tổn thương để nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ (theo kỹ thuật thường quy) được thực hiện trước điều trị. Can thiệp điều trị: các bệnh nhân được điều trị tại chỗ cùng một loại thuốc bôi (dung dịch xanh methylen 2%) và kháng sinh toàn thân đường tiêm: cephalosporine thế hệ 3 (biệt dược cefotaxime). Sau thời gian 7 ngày điều trị, đánh giá sự nhạy cảm của vi khuẩn theo kháng sinh đồ và sự phù hợp giữa kết quả đáp ứng trên invitro với kết quả điều trị lâm sàng bằng thuốc kháng sinh. Kết quả nghiên cứu: Bệnh gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi (83,3%); triệu chứng lâm sang thường gặp: mụn mủ (100%), ngứa rát tại chỗ (93,3%), trợt loét-tiết dịch (86,7%); vị trí tổn thương thường gặp đầu, mặt cổ ((96,7%). Trong các bệnh viêm da mủ, bệnh chốc chiếm tỷ lệ 73,3%. Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng (75%); nước tiểu có rối loạn bất thường (12%). Kết quả nuôi cấy vi khuẩn: S. aureus (100%); kháng sinh đồ: nhạy cảm với cefotaxime 20%. Kết quả điều trị lâm sàng (dựa theo kinh nghiệm) là 76,7%. Sự phù hợp giữa kháng sinh đồ và kết quả điều trị lâm sàng với thuốc cefotaxime: hệ số kappa = 0,04 (phù hợp rất ít). Kết luận: Kháng sinh cefotaxime là thuốc có đáp ứng tốt và vẫn có thể được sử dụng trong lâm sàng để điều trị bệnh viêm da mủ. Từ khoá: Viêm da mủ, Kháng sinh, Tụ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.