Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ có phong cách và bản sắc riêng rõ nét. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản thơ thật đáng quý. Điều đáng nói là, nhiều bài thơ của chị đã được thử thách qua thời gian và đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Đọc thơ Xuân Quỳnh người đọc cảm nhận sâu sắc cuộc đời và tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo; một trái tim nồng ấm, chân tình, bao dung, độ lượng. | Mai Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 9 - 13 TỰ THỂ HIỆN – MỘT ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH THƠ XUÂN QUỲNH Mai Thị Nhung* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ có phong cách và bản sắc riêng rõ nét. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản thơ thật đáng quý. Điều đáng nói là, nhiều bài thơ của chị đã được thử thách qua thời gian và đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Đọc thơ Xuân Quỳnh người đọc cảm nhận sâu sắc cuộc đời và tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo; một trái tim nồng ấm, chân tình, bao dung, độ lượng. Đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Xuân Quỳnh là sự tự thể hiện. Khi sáng tạo nghệ thuật chị đã lấy nguồn cảm hứng từ chính cuộc đời, tâm trạng thực của mình. Vì thế khi đọc thơ chị, dấu ấn cuộc đời vất vả, khát khao hạnh phúc đời thường, mọi mối quan hệ gần gũi ruột thịt luôn hiện diện rõ nét. Sống hết mình giữa cuộc đời để tạo nên những vần thơ đầy cảm xúc, thơ chị đã đi vào trái tim của bao thế hệ bạn đọc hôm nay và mãi mãi về sau. Từ khoá: Phong cách thơ Xuân Quỳnh, Sự tự thể hiện Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ có phong cách và bản sắc riêng rõ nét. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản thơ thật đáng quý. Điều đáng nói là, nhiều bài thơ của chị đã được thử thách qua thời gian và đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Đọc thơ Xuân Quỳnh, người đọc cảm nhận sâu sắc cuộc đời và tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo; một trái tim nồng ấm, chân tình, bao dung mà chị dành cho cuộc đời và con người.* Lâu nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh và có những nhận xét chí lý. Chu Nga trong Tạp chí Văn học số 1 năm 1973 đã gọi Xuân Quỳnh là “một chồi thơ sắc biếc”; Nguyễn Xuân Nam trong Thơ tìm hiểu và thưởng thức (NXB Tác phẩm mới- 1985) đã nhận xét: “Thơ Xuân Quỳnh có lối viết thoải mái, không gò bó trong cấu tứ, mềm mại và .