Đặc điểm cú pháp trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài

Tô Hoài là một nhà văn "góp mặt" trên văn đàn Việt Nam từ đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Các sáng tác của ông suốt hành trình hơn nửa thế kỉ có sự nhất quán, có bước phát triển, có tính sáng tạo so với văn học thời kì trước, đặc biệt là về phương diện cú pháp. Là một nhà văn có cảm quan hiện thực đời thường nên ông cảm nhận cuộc sống từ sự tồn tại tự thân của nó. Ngôn ngữ văn Tô Hoài chính là minh chứng của cuộc hành trình hiện đại hoá lối diễn đạt của cú pháp văn xuôi hiện đại. | Lê Thị Như Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 27 - 31 ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI Lê Thị Như Nguyệt1*, Phạm Kim Thoa2 1 2 Nhà xuất bản - ĐH Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tô Hoài là một nhà văn "góp mặt" trên văn đàn Việt Nam từ đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Các sáng tác của ông suốt hành trình hơn nửa thế kỉ có sự nhất quán, có bước phát triển, có tính sáng tạo so với văn học thời kì trước, đặc biệt là về phương diện cú pháp. Là một nhà văn có cảm quan hiện thực đời thường nên ông cảm nhận cuộc sống từ sự tồn tại tự thân của nó. Ngôn ngữ văn Tô Hoài chính là minh chứng của cuộc hành trình hiện đại hoá lối diễn đạt của cú pháp văn xuôi hiện đại. Từ khóa: Cú pháp, câu, Chuyện cũ Hà Nội, truyện ngắn, Tô Hoài, ngôn ngữ 1.*Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với hơn 160 đầu sách và hơn bài báo trong sự nghiệp sáng tác đã chứng tỏ ý thức lao động nghệ thuật đáng nể của nhà văn Tô Hoài. Trên nhiều trang viết của mình ông luôn có "một giọng điệu riêng, một cách nói riêng" (Phong Lê) sáng tạo, độc đáo. Điều đó là nhờ vào sự tỉ mỉ và tinh tế trong quan sát đời sống mang đến cho sáng tác của ông những khám phá mới mẻ, bất ngờ, thú vị, càng qua thời gian càng tỏa sáng, hấp dẫn người đọc, các nhà nghiên cứu nhiều thế hệ. Đến với truyện Tô Hoài là chúng ta đến với "nhà văn của người thường, của chuyện thường" (Nguyễn Đăng Mạnh), có lẽ vì thế chăng mà Vân Thanh đã khẳng định: "Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động", Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: "Viết về cái riêng của mình, quanh mình là định hướng nghệ thuật và cũng là kênh thẩm mĩ của Tô Hoài Nó khiến cho nhà văn Tô Hoài có được phong cách, giọng điệu riêng. Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh quái". Vì thế nó tạo ra sức cuốn hút lớn trong lòng độc giả mọi thế hệ. Mặc dù các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những đánh giá, phân tích .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.