Hiện tượng lóng trên báo chí nhìn từ bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa

Hiện nay, dư luận xã hội quan tâm nhiều đến tình hình phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là cách dùng tiếng Việt của giới trẻ. Để thích nghi được với sự năng động của cuộc sống, tiếng Việt buộc phải mở rộng và phát triển vốn từ sẵn có. Đây là một xu hướng của ngôn ngữ nói chung. Hiện nay, trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có một dạng ngôn ngữ xuất hiện khá phổ biến đó là tiếng lóng (Slang). | Phạm Thị Thu Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 25 - 30 HIỆN TƯỢNG LÓNG TRÊN BÁO CHÍ NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA Phạm Thị Thu Hoài* Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hiện nay, dư luận xã hội quan tâm nhiều đến tình hình phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là cách dùng tiếng Việt của giới trẻ. Để thích nghi được với sự năng động của cuộc sống, tiếng Việt buộc phải mở rộng và phát triển vốn từ sẵn có. Đây là một xu hướng của ngôn ngữ nói chung. Hiện nay, trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có một dạng ngôn ngữ xuất hiện khá phổ biến đó là tiếng lóng (Slang). Kể từ khi hình thành, tiếng lóng đã bị coi là “lệch chuẩn” không được khuyến khích sử dụng. Nhưng đến nay lối nói “lóng hoá” đang có cơ hội phát triển rộng rãi. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin luận bàn về “hiện tượng lóng” nhìn từ bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa xuất hiện trên báo chí dành cho giới trẻ. Từ khóa: ngôn ngữ, báo chí, tiếng lóng, lệch chuẩn, ngữ pháp và ngữ nghĩa 1. Qua khảo sát các chuyên mục tin tức cập nhật, văn học nghệ thuật, thông tin giải trí, và các chuyên mục khác cho thấy: với số lượng 165 số báo Hoa học trò và 85 số báo Thế giới học đường đã thống kê được 602 hiện tượng lóng. Trong đó hiện tượng lóng xuất hiện nhiều dưới dạng cấu tạo ngôn từ bao gồm từ, cụm từ, câu với số lượng 551, và dưới dạng mật mã là 23 ký tự ( tương ứng với 23 chữ cái trong tiếng Việt), và 28 ký hiệu lóng biểu hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau.* Bảng 1. Thống kê các dạng thức của hiện tượng lóng Từ Cụm từ 98 Câu Mật mã Hiện 431 22 23 tượng lóng 71,6 % 16,3 % 3,65% 3,8 % Ký hiệu 28 4,65% Việc các nhà báo trẻ sử dụng các hiện tượng lóng với tần số khác nhau, điều này không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một việc làm có chủ ý, nhằm đạt được mục đích diễn đạt. Qua khảo sát, thống kê chúng tôi tiến hành tìm hiểu cấu tạo ngữ pháp của hiện tượng lóng. Hiện tượng lóng trên báo chí nhìn từ bình diện ngữ pháp Hiện tượng lóng có cấu tạo là từ, cụm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.