Vài nét về hệ thống thanh điệu tiếng Pà Thẻn

Trong mô tả về ngữ âm - âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng Pà Thẻn, đáng chú ý nhất là đặc trưng của những thanh có chất giọng thở hoặc hiện tượng tắc thanh hầu. Trên thực tế, một số thanh điệu tiếng Pà Thẻn không chỉ được nhận diện về âm vực và đường nét, mà còn có sự phân biệt ở chất giọng thở. Chính những tiêu chí khu biệt như kèm chất giọng thở hoặc tắc thanh hầu ở những mức độ khác nhau này đã giúp xác định được một hệ thống thanh điệu tiếng Pà Thẻn với số lượng khá phong phú: gồm 8 thanh điệu. | Nguyễn Thu Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 31 - 36 VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG PÀ THẺN Nguyễn Thu Quỳnh* Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong mô tả về ngữ âm - âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng Pà Thẻn, đáng chú ý nhất là đặc trưng của những thanh có chất giọng thở hoặc hiện tượng tắc thanh hầu. Trên thực tế, một số thanh điệu tiếng Pà Thẻn không chỉ được nhận diện về âm vực và đường nét, mà còn có sự phân biệt ở chất giọng thở. Chính những tiêu chí khu biệt như kèm chất giọng thở hoặc tắc thanh hầu ở những mức độ khác nhau này đã giúp xác định được một hệ thống thanh điệu tiếng Pà Thẻn với số lượng khá phong phú: gồm 8 thanh điệu. Từ khóa: dân tộc, ngôn ngữ, Pà Thẻn, ngữ âm, thanh điệu ĐẶT VẤN ĐỀ* Pà Thẻn (cũng còn có tên gọi khác là Pà Hưng, Mèo Đỏ, Mèo Hoa, Mèo Lài, Mán Pa Sèng, Mán Pa Teng, Bát Tiên Tộc.) là một trong 54 dân tộc ở nước ta, có dân số là người (Nguồn: thống kê năm 1999), cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Với số dân thuộc loại rất ít, lại sống xen kẽ với các dân tộc khác (Kinh, Tày, Hmông ), dân tộc Pà Thẻn hiện đang có nguy cơ mất dần những nét bản sắc trong văn hoá của mình hoặc bị pha trộn với các dân tộc khác. Tiếng Pà Thẻn cũng đứng trước tình trạng này: được sử dụng ít dần ở thế hệ trẻ, phạm vi giao tiếp có xu hướng bị thu hẹp, mức độ sử dụng ít đi, không có ngôn ngữ văn học Chính vì vậy việc nghiên cứu tiếng Pà Thẻn có thể góp một phần giúp ngôn ngữ này thoát khỏi sự tiêu vong. Tuy nhiên, việc tìm hiểu ngôn ngữ Pà Thẻn từ trước đến nay chưa nhận được nhiều sự quan tâm đúng mức. Người đầu tiên nghiên cứu về tiếng Pà Thẻn ở Việt Nam là Nguyễn Minh Đức với bài viết Bước đầu tìm hiểu tiếng nói và chữ viết Pà Hưng (Pà Thẻn) (1972). Trong bài viết này, tác giả đó đề cập đến một vài nét về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và chữ viết của ngôn ngữ Pà Thẻn. Tại hội thảo quốc tế về Việt Nam học (15 - 17/7/1998), các tác giả J. A. Edmondson, K. J. Gregerson và Nguyễn Văn Lợi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
272    24    1    02-12-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.