Mục tiêu của bài viết là nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên. Phương pháp: nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước, thực hiện trên một mẫu 744 học sinh từ 6 – 11 tuổi, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. | Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 65 - 69 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 71 - 75 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁC RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG VĂN THỤ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Đàm Thị Bảo Hoa1*, Nguyễn Thị Phương Loan2 1 Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 2 TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên. Phương pháp: nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước, thực hiện trên một mẫu 744 học sinh từ 6 – 11 tuổi, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: tổng số trẻ có rối loạn 5,24%, trong đó trầm cảm là 4,7%, rối loạn lo âu 2,28%. Trong số trẻ có rối loạn trầm cảm: trầm cảm đơn thuần chỉ chiếm 28,57%, trầm cảm phối hợp với các rối loạn khác chiếm 71,43%. Trong số trẻ có rối loạn lo âu: lo âu ám ảnh sợ đơn thuần là 5,88%, lo âu kết hợp xấp xỉ 94%. Trong 39 trẻ có rối loạn trầm cảm, lo âu thì chỉ có10 trẻ có rối loạn trầm cảm đơn thuần (25,64%), 1 trẻ có rối loạn lo âu ám ảnh sợ (2,56%) còn lại chủ yếu là các rối loạn kết hợp (71,77%) trong đó trầm cảm kết hợp với lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất (25,64%). Từ khóa: Thực trạng, lo âu, trầm cảm, trẻ em rối loạn cảm xúc, rối loạn hỗn hợp. ĐẶT VẤN ĐỀ* Rối loạn tâm thần, hành vi trẻ em và thanh thiếu niên là vấn đề phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó, thường gặp nhất là các rối loạn lo âu, trầm cảm. Đặc biệt, trẻ em thường chịu tác động bởi nhiều yếu tố: môi trường sống, áp lực học hành, sang chấn tâm lý, sự biến đổi lớn về sinh học và cơ thể nên rất nhậy cảm và dễ bị tổn thươngTheo các số liệu điều tra gần đây của hầu hết các quốc gia trên thế giới rối loạn lo âu, trầm cảm ngày càng có chiều hướng gia tăng. Ở Mỹ, trầm cảm chủ yếu gặp ở 1% trẻ mẫu giáo, 2% ở trẻ thiếu niên và 5 – 8 % ở trẻ vị .