Trong những năm qua, huyện Lục Ngạn – một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang đã đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, một số xã giàu lên nhờ phát triển các mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, đặc biệt là trồng cây vải thiểu – một sản phẩm trở thành thương hiệu cả nước biết tới. | Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 89 - 93 CÔNG CUỘC GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN LỤC NGẠN - TỈNH BẮC GIANG THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Thân Thị Huyền* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong những năm qua, huyện Lục Ngạn – một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang đã đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, một số xã giàu lên nhờ phát triển các mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, đặc biệt là trồng cây vải thiểu – một sản phẩm trở thành thương hiệu cả nước biết tới. Tuy nhiên, theo nghiên cứu tìm hiểu của chúng tôi, hiện đang tồn tại một nghịch cảnh là, bên cạnh các xã trung du vươn lên giàu có nhờ phát triển kinh tế hàng hóa, lại tồn tại một vệt 13 xã vùng cao vẫn trong tình trạng kinh tế phát triển chậm, tỉ lệ hộ nghèo cao (gọi chung là vệt xã nghèo). Nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay là tìm giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững cho các xã vùng cao của huyện. Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng tôi cho rằng cần thiết tập trung làm rõ vào các vấn đề dưới đây. Từ khoá: giảm nghèo, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. THỰC TRẠNG NGHÈO TRÊN DỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN BẮC GIANG Đối chiếu với chuẩn nghèo mới do Thủ tướng Chính Phủ ban hành theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, huyện Lục Ngạn có vệt xã nghèo với tỉ lệ hộ nghèo trên 50%. Đó là 13 xã: Xa Lý, Phong Minh, Phong Vân, Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Mộc, Đồng Cốc và Biên Sơn. Đây là các xã vùng cao, nằm kéo dài trên vòng cung từ phía Tây, qua phía Đông sang phía Nam của huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên là ha (chiếm 58,9% tổng diện tích toàn huyện); diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, chủ yếu là đất lâm nghiệp, đồi, núi có độ dốc lớn. Dân số người (dân tộc thiểu số chiếm trên 76%) sống ở 135 thôn bản; trong đó dân số nam là người và dân số nữ là người; người trong độ tuổi lao động (chiếm tỉ lệ 50,3% dân .