Bắc Kạn là một trong những tỉnh miền núi, nghèo nàn và lạc hậu nhất của cả nước nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây, Bắc Kạn đã bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá, đô thị hoá mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Đồng thời với hai quá trình trên là tình trạng ô nhiễm môi trường của tỉnh ngày càng gia tăng, đe doạ đời sống sức khoẻ và vật chất của nhân dân địa phương. | Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 107 - 110 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BẮC KẠN: HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Phạm Hương Giang* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bắc Kạn là một trong những tỉnh miền núi, nghèo nàn và lạc hậu nhất của cả nước nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây, Bắc Kạn đã bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá, đô thị hoá mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Đồng thời với hai quá trình trên là tình trạng ô nhiễm môi trường của tỉnh ngày càng gia tăng, đe doạ đời sống sức khoẻ và vật chất của nhân dân địa phương. Trước vấn đề đó, đòi hỏi cần có cái nhìn toàn diện, cụ thể, khách quan về tình hình ô nhiễm môi trường của tỉnh Bắc Kạn, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên địa bàn tỉnh hiện nay và đề xuất các giải pháp cấp thiết nhằm khắc phục những hậu quả môi trường, tiến tới một sự phát triển bền vững. Từ khóa: ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, phát triển bền vững. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH BẮC KẠN Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng hơn đến việc phát triển kinh tế - xã hội nên bộ mặt của tỉnh có nhiều thay đổi đáng kể: tốc độ tăng trưởng kinh tế khá; đời sống người dân được nâng cao; nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên; cơ sở hạ tầng và vật chất ngày càng khang trang, hiện đại. Song cùng với những mặt tích cực đó là ô nhiễm môi trường lại trở thành vấn đề nóng bỏng, cần được giải quyết kịp thời, triệt để. - Môi trường nước: Bắc Kạn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chảy ra nhiều hướng xung quanh. Trong các con sông ở Bắc Kạn, sông Cầu bị ô nhiễm nặng nhất do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác khoáng sản, sinh hoạt của con người. Ngoài ra, nước Hồ Ba Bể đã có hiện tượng ô nhiễm cục bộ do dầu thải từ hàng chục xuồng máy du lịch hồ Ba Bể và các vỏ hộp bia, nước giải khát của khách du lịch vứt bừa bãi. Bên bờ hồ phía bến đậu của xuồng máy xuất hiện nhiều vết dầu loang.[2] Bắc Kạn có trên 40 điểm khai