Bài viết sẽ làm rõ mức độ tập trung từ ngữ của nam và nữ sinh viên trong liên tưởng tự do và trong tạo lập văn bản. Bên cạnh đó, bài viết còn khảo sát những văn bản do hai giới tạo lập để chỉ ra những phương thức cấu tạo từ được mỗi giới ưa dùng. Từ những kết quả nghiên cứu này, bài viết muốn góp thêm những minh chứng và biện giải làm sáng tỏ hơn mối quan hệ tác động hai chiều giữa giới tính và ngôn ngữ nói riêng, giữa ngôn ngữ và xã hội nói chung. | Nguyễn Thị Trà My Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 37 - 41 ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ GIỚI TÍNH ĐẾN MỨC ĐỘ TẬP TRUNG TỪ NGỮ VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ CỦA ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN Nguyễn Thị Trà My* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thông qua một số thực nghiệm với những kết quả cụ thể, bài viết góp phần chỉ ra những tác động nhất định của yếu tố giới tính đến mức độ tập trung từ ngữ và việc sử dụng các phƣơng thức cấu tạo từ của đối tƣợng sinh viên. Cụ thể, bài viết sẽ làm rõ mức độ tập trung từ ngữ của nam và nữ sinh viên trong liên tƣởng tự do và trong tạo lập văn bản. Bên cạnh đó, bài viết còn khảo sát những văn bản do hai giới tạo lập để chỉ ra những phƣơng thức cấu tạo từ đƣợc mỗi giới ƣa dùng. Từ những kết quả nghiên cứu này, bài viết muốn góp thêm những minh chứng và biện giải làm sáng tỏ hơn mối quan hệ tác động hai chiều giữa giới tính và ngôn ngữ nói riêng, giữa ngôn ngữ và xã hội nói chung. Từ khóa: Giới tính, ngôn ngữ, từ ngữ, phương thức cấu tạo từ, sinh viên. Ngôn ngữ đƣợc xem nhƣ là “tấm gƣơng soi của xã hội”, là “chiếc hàn thử biểu để đo nhận thức của xã hội” về mọi mặt đời sống của con ngƣời trong các xã hội khác nhau, ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau [5]. Xã hội thay đổi thúc đẩy ngôn ngữ phát triển để ghi lại và phản ánh những biến chuyển đó. So với ngữ âm và ngữ pháp, từ vựng thƣờng đƣợc coi là bình diện ngôn ngữ có sự thay đổi nhanh nhất. Ở Việt Nam, nghiên cứu liên ngành đang đƣợc các nhà ngôn ngữ học rất quan tâm. Bên cạnh xu hƣớng nghiên cứu xuyên văn hoá (cross-cultural), liên văn hoá (intercultural), xu hƣớng nghiên cứu về bản chất xã hội của ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ giới nói riêng cũng đã và đang đƣợc chú ý trong những năm vừa qua. Đây chính là hƣớng nghiên cứu đa ngành và liên ngành nhằm giải quyết “các vấn đề vốn rất hấp dẫn và phong phú nhƣng không hề dễ dàng về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, đặc biệt là quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính” [5]. Cùng với các nhân tố nhƣ địa vị, quan hệ xã hội,