Xây dựng văn hóa hợp tác trong giảng dạy ở cấp khoa của trường đại học

Bài báo nghiên cứu cơ sở lý thuyết của các tổ chức học tập mà ở đó mọi giảng viên có sự hỗ trợ lẫn nhau rất hiệu quả trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục. Trên cơ sở đó, cùng với việc khảo sát ý kiến của 40 giảng viên của Đại học Đà Nẵng và một số trƣờng bạn, tác giả phân tích sự cần thiết của một môi trƣờng giảng dạy có sự hợp tác tốt và đƣa ra 5 yếu tố cơ bản không thể thiếu nếu muốn xây dựng thành công nét văn hóa này tại khoa, cụ thể là: hợp tác tự nguyện và cởi mở, sinh hoạt chuyên môn định kỳ, quản lý và giao tiếp hài hòa, có văn hóa đánh giá giảng viên và đối xử bình đẳng giữa các thế hệ giảng viên. | XÂY DỰNG VĂN HÓA HỢP TÁC TRONG GIẢNG DẠY Ở CẤP KHOA CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Nguyễn Hữu Quý* Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trong thời đại của toàn cầu hóa về giáo dục, các khoa của một trƣờng đại học cần phải trở thành những tổ chức học tập hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng một môi trƣờng giảng dạy có tính hợp tác chặt chẽ giữa các giảng viên để tạo thành một nét văn hóa hợp tác trong giảng dạy của khoa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển vững chắc của khoa nói riêng và nhà trƣờng nói chung. Bài báo nghiên cứu cơ sở lý thuyết của các tổ chức học tập mà ở đó mọi giảng viên có sự hỗ trợ lẫn nhau rất hiệu quả trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục. Trên cơ sở đó, cùng với việc khảo sát ý kiến của 40 giảng viên của Đại học Đà Nẵng và một số trƣờng bạn, tác giả phân tích sự cần thiết của một môi trƣờng giảng dạy có sự hợp tác tốt và đƣa ra 5 yếu tố cơ bản không thể thiếu nếu muốn xây dựng thành công nét văn hóa này tại khoa, cụ thể là: hợp tác tự nguyện và cởi mở, sinh hoạt chuyên môn định kỳ, quản lý và giao tiếp hài hòa, có văn hóa đánh giá giảng viên và đối xử bình đẳng giữa các thế hệ giảng viên. Từ khóa: Tổ chức học tập, Văn hóa hợp tác, Hợp tác trong giảng dạy, Khoa của trường đại học, Bình đẳng giữa các thế hệ ĐẶT VẤN ĐỀ Các trƣờng đại học là nơi sản sinh và chuyển tải tri thức cho ngƣời học. Việc nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đang nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của các nhà quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên và toàn xã hội. Để tồn tại và phát triển bền vững (sustainable development) trong môi trƣờng toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức hiện nay, các trƣờng đại học phải là những tổ chức học tập (learning organisations), trong đó các khoa và tập thể giảng viên trong khoa đóng vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần vào sự lớn mạnh của nhà trƣờng. Để nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu khoa học nhằm theo kịp sự phát triển của xã hội-khoa học và công nghệ, ngƣời giảng viên đại học .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.