Câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản

Trong bài báo này, chúng tôi sẽ bàn về cơ sở của việc thiết kế câu hỏi để hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương hình tượng, đó là thang nhận thức của Bloom, tính hình tượng, tính đa nghĩa, tính truyền cảm của hình tượng nghệ thuật. | Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 9 - 13 CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Nguyễn Thị Hồng Nam* Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Thiết kế và sử dụng câu hỏi nhƣ thế nào để đạt hiệu quả luôn là một thử thách đối với giáo viên. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ bàn về cơ sở của việc thiết kế câu hỏi để hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng hình tƣợng, đó là thang nhận thức của Bloom, tính hình tƣợng, tính đa nghĩa, tính truyền cảm của hình tƣợng nghệ thuật. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất các loại câu hỏi nhằm phát triển năng lực tƣ duy cho học sinh nhƣ phân tích, tổng hợp, đánh giá, tƣởng tƣợng, giúp học sinh thực hiện hai vai trò: giải mã và kiến tạo nghĩa cho văn bản. Đồng thời chúng tôi cũng bàn về cách tổ chức cho học sinh tƣơng tác với nhau trong giờ học. Từ khóa: loại hình câu hỏi, vai trò giải mã văn bản, kiến tạo văn bản, tương tác ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những cách thức tích cực hóa vai trò của ngƣời học là sử dụng câu hỏi (CH) trong dạy học (DH). Trong giờ DH tác phẩm văn chƣơng (TPVC), CH của giáo viên (GV) nên đƣợc thiết kế nhƣ thế nào để giúp sinh viên, học sinh (chúng tôi gọi chung là học sinh (HS) không chỉ thu nhận đƣợc kiến thức về văn bản, về cuộc sống mà còn tác động đến nhận thức, tình cảm, cách nhìn con ngƣời, nhìn cuộc đời của HS. Sử dụng CH trong lớp học, tổ chức cho HS suy nghĩ, thảo luận, phản hồi nhƣ thế nào để đạt đƣợc các mục tiêu DH lại vừa đảm bảo thời gian, không bị cháy giáo án. Điều này đòi hỏi GV phải hiểu văn bản, các đặc trƣng của tiếp nhận văn học, các loại CH và mục tiêu của giờ đọc hiểu văn bản, nắm vững trình độ HS. CƠ SỞ THIẾT KẾ CÂU HỎI DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Khi thiết kế CH trong DH và kiểm tra, đánh giá HS, các nhà giáo dục thƣờng dựa vào thang nhận thức của Bloom (1951) gồm 6 bậc: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Sau đó, thang nhận thức này đƣợc Anderson và Krathwohl (2001) chỉnh sửa gồm 6 bậc: nhớ, hiểu (mức độ tƣ duy cấp thấp), vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.