Các tác giả đã nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt trắng và độc tính bán trường diễn trên thỏ thực nghiệm của cao lỏng “Ngưu sâm tra”, kết quả nghiên cứu cho thấy: Cao lỏng “Ngưu sâm tra” với liều từ 10 đến 240 gam mẫu thử/kg chuột không gây chết 50% số chuột. Sau 21 ngày uống cao lỏng liên tục với liều 60g và liều 80g/kg thỏ/ngày không thấy có ảnh hưởng đến trạng thái chung của thỏ; nhưng có ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu, hemoglobulin (p | Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 91 - 98 NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP (LD50) VÀ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA CAO LỎNG “NGƯU SÂM TRA” TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Nguyễn Thị Minh Thúy1*, Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Tiến Phượng, Trần Thị Mai Hương Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Các tác giả đã nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt trắng và độc tính bán trƣờng diễn trên thỏ thực nghiệm của cao lỏng “Ngƣu sâm tra”, kết quả nghiên cứu cho thấy: Cao lỏng “Ngƣu sâm tra” với liều từ 10 đến 240 gam mẫu thử/kg chuột không gây chết 50% số chuột. Sau 21 ngày uống cao lỏng liên tục với liều 60g và liều 80g/kg thỏ/ngày không thấy có ảnh hƣởng đến trạng thái chung của thỏ; nhƣng có ảnh hƣởng đến số lƣợng hồng cầu, hemoglobulin (p0,05). Từ khóa: Cao lỏng “Ngưu sâm tra”, độc tính cấp, độc tính bán trường diễn. ĐẶT VẤN ĐỀ* Cao lỏng “Ngƣu sâm tra” đƣợc nấu và cô đặc từ bài thuốc “Ngƣu sâm tra”, là bài thuốc kinh nghiệm có tác dụng hạ áp và giảm cholesterol máu. Bài thuốc có 7 vị dễ kiếm, tận dụng đƣợc nguồn dƣợc liệu sẵn có ở trong nƣớc. Để có cơ sỏ khoa học chắc chắn về độ an toàn của bài thuốc trƣớc khi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thuốc trên lâm sàng và làm tiền đề cho những nghiên cứu sau này, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trƣờng diễn của cao lỏng “Ngƣu Sâm Tra” trên động vật thực nghiệm nhằm 2 mục tiêu sau: định độc tính cấp (LD50) của cao lỏng “Ngưu Sâm Tra” trên động vật thực nghiệm. định độc tính bán trường diễn của cao lỏng “Ngưu Sâm Tra” trên động vật thực nghiệm. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Thuốc nghiên cứu Thành phần bài thuốc nghiên cứu Công thức bài thuốc nghiên cứu gồm 7 vị thuốc sau: Thổ phục linh 30g, Sơn tra 20g, Ngƣu tất 20g, Đan sâm 15g, Hà thủ ô đỏ 30g, Nấm linh chi 10g, Thảo quyết minh 20g. * Dạng thuốc sử dụng Dƣợc liệu dùng trong bài thuốc đƣợc cung cấp bởi Ths. Nguyễn Thị Minh Thúy- giảng viên bộ môn Y học cổ truyền cung cấp .