Trong đó phải kể đến hoạt động tạo động lực cho lao động chưa được các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp quan tâm thích đáng cũng như chưa được thực hiện một cách khoa học. Công tác tạo động lực trong lao động tại doanh nghiệp cần đạt được mục tiêu không chỉ nâng cao chất lượng sử dụng nguồn nhân lực đồng thời còn phát triển và duy trì lực lượng lao động tài năng, tâm huyết, năng động sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp. | TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY DIESEL SÔNG CÔNG Vũ Hồng Vân* Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Trong xu thế phát triển hiện nay, nhân lực ngày càng khẳng định là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp còn tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó phải kể đến hoạt động tạo động lực cho lao động chưa được các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp quan tâm thích đáng cũng như chưa được thực hiện một cách khoa học. Công tác tạo động lực trong lao động tại doanh nghiệp cần đạt được mục tiêu không chỉ nâng cao chất lượng sử dụng nguồn nhân lực đồng thời còn phát triển và duy trì lực lượng lao động tài năng, tâm huyết, năng động sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều đó đòi hỏi các giải pháp mang tính đồng bộ từ các cấp quản lý, đặc biệt là sự tham gia tích cực của cán bộ quản lý nhân lực. Công ty Diesel Sông Công với 30 năm xây dựng và trưởng thành, bên cạnh những kết quả đã đạt được đáng khích lệ thì công tác quản trị nhân lực còn chưa phát huy hết vai trò. Tạo động lực cho người lao động trong công ty sẽ là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Từ khóa: Tạo động lực, động lực lao động, quản lý, nguồn nhân lực, quản trị nhân lực ĐẶT VẤN ĐỀ* Quản trị nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng, bảo toàn, phát triển và gìn giữ lực lượng lao động của tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp. Trong đó hoạt động tạo động lực cho người lao động đóng vai trò phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân đóng góp cho hiệu quả hoạt động của tập thể. Mỗi người lao động là một cá thể độc lập, khác nhau về tâm sinh lý, nhu cầu, quan điểm về giá trị, lợi ích, mục tiêu, động cơ hoạt động Do đó để tác động vào những đối tượng khác nhau này đòi hỏi nhà quản lý cần có những cách thức, biện pháp .