Việc sử dụng các loài thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng được gọi là biện pháp sinh học (bio-remidiation method) đang là một xu hướng đầy triển vọng. Vì biện pháp này chi phí thấp, ít gây ra những xung đột mới trong vấn đề môi trường. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều mỏ khai thác khoáng sản, trong đó có khai thác thiếc đã để lại hậu quả nặng nề về đất bị ô nhiễm kim loại nặng. | Đặng Văn Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 13 - 16 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ HẤP THU KIM LOẠI NẶNG CỦA CÂY CỎ VETIVER, DƢƠNG XỈ VÀ SẬY TRÊN ĐẤT SAU KHAI THÁC THIẾC TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Đặng Văn Minh*, Nguyễn Duy Hải Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Việc sử dụng các loài thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng đƣợc gọi là biện pháp sinh học (bio-remidiation method) đang là một xu hƣớng đầy triển vọng. Vì biện pháp này chi phí thấp, ít gây ra những xung đột mới trong vấn đề môi trƣờng. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều mỏ khai thác khoáng sản, trong đó có khai thác thiếc đã để lại hậu quả nặng nề về đất bị ô nhiễm kim loại nặng. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là sử dụng một số loài cây (vetiver, dƣơng xỉ và sậy) để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng và thoái hoá, bạc màu sau khai thác thiếc. Cả 3 loại cây nghiên cứu đều sinh trƣởng tốt trên đất nghèo kiệt và bị ô nhiễm KLN do hoạt động khai thác thiếc. Trong đó cỏ vetiver và cây sậy sinh trƣởng tốt hơn trên loại đất này do khả năng phát triển của bộ rễ tốt hơn. Hàm lƣợng kim loại nặng tích lũy trong các bộ phận thân lá và rễ của cả 3 loại cây này đều cao. Từ khóa: Cỏ vetiver, dương xỉ và sậy, cải tạo đất ô nhiễm sau khai khoáng. ĐẶT VẤN ĐỀ* Ngành khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua rất phát triển, mang lại lợi ích kinh tế lớn. Tuy nhiên theo báo cáo của sở Tài nguyên môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên năm 2009, việc khai thác khoáng sản cũng đã để lại những vấn đề suy thoái môi trƣờng đất nghiêm trọng. Việc làm ô nhiễm môi trƣờng đất không những làm giảm năng suất cây trồng mà còn gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng sống của con ngƣời (Đặng Văn Can và Đào Ngọc Phong, 2000, Phạm Quang Hà, 2002). Một số nguyên tố kim loại nặng (KLN) có tính độc hại cao tích luỹ trong nông sản phẩm, từ đó gây tác hại nghiêm trọng đối với động, thực vật và con ngƣời (Trịnh Thị Thanh, 2002). Hiện nay có nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề ô nhiễm .