Thí nghiệm được thực hiện với 300 gà thịt giống Lương Phượng, từ 1 -70 ngày tuổi, chia làm 5 lô: Đối chứng (ĐC), thí nghiệm (TN) 1, TN2, TN3, TN4). Gà của các lô được ăn thức ăn hỗn hợp có chứa các tỉ lệ bột lá sắn (BLS) là: ĐC (0% và 0%), TN1 (2% và 4%), TN2 (4% và 6%), TN3 (6% và 8%), TN4 (8% và 10%), ứng với 2 giai đoạn nuôi: 3-6 và 7-10 tuần tuổi. | Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 135 - 141 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT LÁ SẮN KHÁC NHAU TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT LƢƠNG PHƢỢNG Trần Thị Hoan*, Từ Trung Kiên Trường Đại học Nông lâm- ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm đƣợc thực hiện với 300 gà thịt giống Lƣơng Phƣợng, từ 1 -70 ngày tuổi, chia làm 5 lô: Đối chứng (ĐC), thí nghiệm (TN) 1, TN2, TN3, TN4). Gà của các lô đƣợc ăn thức ăn hỗn hợp có chứa các tỉ lệ bột lá sắn (BLS) là: ĐC (0% và 0%), TN1 (2% và 4%), TN2 (4% và 6%), TN3 (6% và 8%), TN4 (8% và 10%), ứng với 2 giai đoạn nuôi: 3-6 và 7-10 tuần tuổi. Kết quả nhƣ sau: Khối lƣợng gà lúc 10 tuần tuổi của các lô ĐC, TN1, TN2, TN3, TN4 tƣơng ứng là 2028g, 2153g, 2068g, 1985g, 1783g. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng của các lô ĐC, TN1, TN2, TN3, TN4 lần lƣợt là: 2,97kg; 2,90kg; 2,94kg; 3,01kg; 3,12kg. Tỉ lệ phần trăm giữa thân thịt và khối lƣợng sống của các lô ĐC, TN1, TN2, TN3, TN4 lần lƣợt là: 77,64%; 78,50%; 78,41%; 77,36%; 77,16%. Còn tỉ lệ thịt (đùi + ngực) so với khối lƣợng thân thịt là: 36,61%; 37,13%; 37,31%; 37,77%; 38,92%. Nuôi gà lông màu với tỉ lệ 2% -4% BLS trong thức ăn hỗn hợp sẽ đạt đƣợc hiệu quả tốt và có thể phối hợp với tỉ lệ 6-8% BSL vẫn không ảnh hƣởng xấu đến tăng trọng và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà. Từ khóa: Bột lá sắn, khả năng sản xuất, gà thịt Lương Phượng. ĐẶT VẤN ĐỀ* Qua nhiều nghiên cứu ở trên thế giới và trong nƣớc, nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng khi cho vật nuôi ăn khẩu phần ăn có bột lá thực vật thì khả năng sinh trƣởng và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột lá thực vật. Mặt khác, do đời sống của ngƣời tiêu dùng ngày càng cao, cho nên nhu cầu về thực phẩm của ngƣời dân trở lên đa dạng, họ không chỉ quan tâm nhiều đến số lƣợng mà còn quan tâm đến chất lƣợng của các sản phẩm chăn nuôi. Trong ngành chăn nuôi gia cầm, sản phẩm phải thỏa mãn đƣợc yêu cầu về chất lƣợng nhƣ: thịt thơm, ngon, chắc thịt, lòng đỏ trứng gà thơm và đỏ.