Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng 10 KNGT cơ bản của học sinh trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú tỉnh Hà Giang, chỉ ra 7 yếu tố chủ quan và 9 yếu tố khách quan ảnh hưởng đến các KNGT đó, đồng thời đề xuất các biện pháp giúp phát triển KNGT cho học sinh PTDT Nội trú. | Nguyễn Văn Giỏi và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 95 - 98 MỘT SỐ BIỂU HIỆN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Văn Giỏi1*, Nông Khánh Bằng2, Phạm Văn Cường3 Trường CĐ Sư phạm Hà Giang, 2Trường CĐ Sư phạm Thái Nguyên , 3 Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên 1 TÓM TẮT Ở con ngƣời có nhiều loại nhu cầu khác nhau, trong đó giao tiếp đƣợc xem là một nhu cầu quan trọng quyết định sự hình thành, phát triển nhân cách của con ngƣời. Kỹ năng giao tiếp (KNGT) đƣợc hình thành bởi nhiều con đƣờng và ở mỗi ngƣời tính chất, mức độ của kỹ năng này luôn có sự khác nhau. Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng 10 KNGT cơ bản của học sinh trƣờng Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú tỉnh Hà Giang, chỉ ra 7 yếu tố chủ quan và 9 yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến các KNGT đó, đồng thời đề xuất các biện pháp giúp phát triển KNGT cho học sinh PTDT Nội trú. Từ khóa: Kỹ năng, giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, học sinh, Hà Giang ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong bất kỳ xã hội nào giao tiếp luôn là thƣớc đo vừa để đánh giá biểu hiện văn hóa của mỗi con ngƣời, vừa biểu hiện mức độ văn minh của xã hội. Chính vì vậy, trong nhà trƣờng phổ thông việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh luôn đƣợc xác định là một nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục và đào tạo. Qua việc tìm hiểu thực tế thời gian qua, chúng tôi nhận thấy việc phát triển KNGT cho học sinh THPT vẫn còn nhiều bất cập, nhất là đối tƣợng học sinh các trƣờng PTDT Nội trú. Các trƣờng học, các cơ sở giáo dục đa phần đều chƣa chú trọng đến việc phát triển KNGT cho học sinh, kỹ năng này chủ yếu đƣợc hình thành tự phát thông qua việc tự rèn luyện của học sinh và qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang là nơi đào tạo những học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số của tỉnh. Đây là lực lƣợng kế cận đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi sau này. Đối với những học sinh ngƣời dân tộc thiểu số, chúng tôi nhận .